Việt Nam đứng đầu bảng các nước và khu vực có nhiều thư rác nhất châu Á - Thái Bình Dương

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một công ty an ninh mạng nổi tiếng mới đây đã đưa ra danh sách Top 5 nước và khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương có lượng thư rác (spam) cao nhất và Việt Nam đứng đầu trong số đó. Có thể có lý do gì cho việc này?

Ai cũng thấy rằng hiện nay, những vụ lừa đảo online ngày càng tăng, và một trong những cách dễ nhất mà những kẻ lừa đảo lựa chọn là gửi email với nội dung đa dạng nhưng mục đích thường giống nhau: Lừa tiền.

Mới đây, công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky đã cho biết, hơn một nửa số email có mục đích xấu ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) được dò thấy ở 5 nước và khu vực, đó là Việt Nam, Malaysia, Nhật, Indonesia, và Đài Loan (Trung Quốc). Riêng 5 nước và khu vực này đã chiếm 61,1% tổng số email có mục đích xấu mà phần mềm diệt virus cho thư điện tử của Kaspersky tìm ra được.

Việt Nam đứng đầu bảng các nước và khu vực có nhiều thư rác nhất châu Á - Thái Bình Dương ảnh 1

Mỗi ngày, mỗi người đều có thể nhận được nhiều email với mục đích xấu chứ không chỉ đơn giản là email quảng cáo. Ảnh minh họa: LDC.

Trong đó, Việt Nam đứng đầu danh sách với số thư rác nhiều nhất (được tìm thấy), là 3,09 triệu email. Tiếp theo là Malaysia (2,36 triệu), Nhật (1,86 triệu), Indonesia (1,80 triệu) và Đài Loan (1,45 triệu).

Nhà nghiên cứu an ninh mạng cấp cao của Đội Phân tích và Nghiên cứu Toàn cầu Kaspersky (GReAT) là Noushin Shabab đã nhấn mạnh rằng số email xấu ở APAC chiếm gần 24% tổng số email xấu toàn cầu trong năm nay (tính đến giữa tháng 8/2022).

Theo Kaspersky, lý do là khu vực APAC rất đông dân, đồng nghĩa với việc so với các vùng khác của thế giới thì APAC có nhiều nạn nhân “tiềm năng” cho những kẻ lừa đảo hơn. Ngoài ra, người dân ở APAC mua sắm online và dùng các nền tảng online khác cho các hoạt động hằng ngày rất nhiều, lại dùng bằng đường mạng cá nhân. Mà mạng cá nhân thì thường có mức độ bảo mật thấp hơn (so với ở các công ty, tổ chức…).

Việt Nam đứng đầu bảng các nước và khu vực có nhiều thư rác nhất châu Á - Thái Bình Dương ảnh 2

Email với mục đích xấu được gửi rất nhiều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: BERNAMA.

Vì vậy, việc chúng ta nên làm là nâng cao cảnh giác với những email không rõ người gửi, tuyệt đối không bấm vào link trong đó, cũng không làm theo những gì được ghi trong email lạ (cho thông tin, làm quen, hồi âm…), mà nói chung, tốt nhất là không nên mở ra.

Việt Nam đứng đầu bảng các nước và khu vực có nhiều thư rác nhất châu Á - Thái Bình Dương ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?