Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng Nhật thực hình khuyên siêu hiếm vào cuối tuần này

HHT - Vào ngày 21/6, nếu nhìn ra ngoài trời, bạn sẽ thấy một vòng lửa rực sáng giữa bầu trời. Đó là Nhật thực hình khuyên - hiện tượng thiên văn siêu hiếm, đáng chú ý nhất năm 2020. Tin vui là Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng kỳ thú này với tỉ lệ che phủ không hề nhỏ.

Nhật thực hình khuyên (annular eclipse) sẽ xuất hiện, trải rộng từ Trung Phi, vượt qua bán đảo Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc và chạm đến cả Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, một tin vui đó là chúng ta có thể quan sát được hiện tượng thiên văn kì thú này trong khoảng 3 tiếng đồng hồ với tỉ lệ che phủ từ 27 đến 79% (tùy địa điểm). Nhật thực sẽ bắt đầu vào khoảng 13h và đạt cực đại vào lúc gần 15h.

Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng Nhật thực hình khuyên siêu hiếm vào cuối tuần này ảnh 1Biểu đồ tỉ lệ che phủ Nhật thực ngày 21/6 này (Ảnh: Hội Thiên Văn Nghiệp Dư Hà Nội)

Cách đây nửa năm, vào ngày 26/12/2019, Nhật thực hình khuyên cũng đã diễn ra và tại Việt Nam lúc đó, những người yêu thiên văn đã quan sát được Nhật thực một phần. 

Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng Nhật thực hình khuyên siêu hiếm vào cuối tuần này ảnh 2Tại Việt Nam, vào sự kiện nhật thực tháng 12 năm ngoái, thời tiết tại một số địa phương không được tốt nên khó quan sát. Đây là hình ảnh của một số bạn yêu thích thiên văn học ghi lại. (Ảnh: Internet)

Nhật thực hình khuyên hay nhật thực “vòng tròn lửa” là một hiện tượng siêu hiếm, chỉ xuất hiện khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng. Tuy nhiên, do Mặt Trăng cách xa Trái Đất nhất trên quỹ đạo nên không thể che được toàn bộ Mặt Trời, vì thế Mặt trời vẫn lấp ló đằng sau và để lại một "vòng tròn lửa" rất đẹp. 

Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng Nhật thực hình khuyên siêu hiếm vào cuối tuần này ảnh 3Từ trái qua phải là 3 kiểu Nhật thực: Một phần, toàn phần và hình khuyên. Nhật thực hình khuyên tạo một đường viền trông như chiếc nhẫn bao quanh Mặt Trăng. (Ảnh: whenisthenexteclipse)

Bạn có thể tra cứu tiến trình nhật thực và tỉ lệ che phủ cực đại tại nơi mình sinh sống thông qua website Time&Date. 

Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng Nhật thực hình khuyên siêu hiếm vào cuối tuần này ảnh 4
Khu vực Hà Nội, Nhật thực một phần bắt đầu lúc 13h16 với độ che phủ cực đại là 70.96% khi tra cứu trên Time&Date (Ảnh chụp màn hình)

Sự kiện diễn ra vào buổi trưa chiều nên kể cả khi Mặt Trời có được phủ kín, bạn cũng không nên nhìn trực tiếp vì ánh sáng mặt trời có thể gây tổn thương võng mạc của bạn. Nguy hiểm hơn, tuyệt đối không được nhìn Mặt Trời bằng các thiết bị như ống nhòm hoặc kính thiên văn nếu chưa gắn kính lọc phù hợp, vì ánh sáng Mặt Trời hội tụ có thể đốt cháy võng mạc trong tích tắc. Bạn có thể tìm hiểu các cách xem Nhật thực an toàn tại đây.

Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng Nhật thực hình khuyên siêu hiếm vào cuối tuần này ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?