Vụ án chấn động thế kỷ: Bé gái bị bắt cóc, ép sống như vợ chồng với người bố biến thái

Vụ án chấn động thế kỷ: Bé gái bị bắt cóc, ép sống như vợ chồng với người bố biến thái
HHT - Vụ án chấn động này xảy ra cách đây đã 70 năm, là nguồn cảm hứng cho một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất thế giới cho dù tác giả của nó luôn một mực phủ nhận.

Vào một ngày đầu năm 1948, cô bé 11 tuổi Sally Horner lẻn vào một cửa hàng gần ngôi nhà em đang sống với mẹ tại thành phố Camden, bang New Jersey, Hoa Kỳ, và ăn trộm một cuốn vở rẻ tiền để đi học. Em bị một người đàn ông hung dữ bắt tại trận. Hắn tự xưng là đặc vụ FBI và bảo với Sally rằng em đã bị bắt. 

Vụ án chấn động thế kỷ: Bé gái bị bắt cóc, ép sống như vợ chồng với người bố biến thái ảnh 1
Cô bé Sally Horner ​bị bắt cóc lúc mới 11 tuổi. 

Thấy Sally òa khóc, hắn mủi lòng, nói rằng sẽ thả em ra với điều kiện em phải báo cáo cho hắn mỗi ngày, nếu không sẽ phải ngồi tù vì tội trộm cắp. Mới có 11 tuổi, còn rất non nớt ngây thơ, lại sợ mẹ biết chuyện, nên Sally đồng ý. Vài tháng sau, Sally gặp lại người đàn ông nói trên và bị những câu chuyện của hắn thu hút đến nỗi tình nguyện theo hắn đến trụ sở cảnh sát ở thành phố Atlantic, cách đó gần 100km.

Sally phải nói dối mẹ rằng em đến đó vài ngày cùng gia đình một người bạn để nghỉ Hè. Vì quá bận bịu với việc may vá để chăm lo cho gia đình sau khi chồng tự sát, nên bà Ella Horner cảm thấy rất vui khi có bạn dẫn con mình đi chơi và đồng ý ngay mà không thắc mắc. Thậm chí bà còn chở con gái ra trạm xe buýt và vẫy tay tạm biệt con khi “bố của bạn” lái xe đến đón.

Thế nhưng vài ngày trở thành vài tuần, và vài tuần kéo dài đến hơn một tháng mà không có lấy một cuộc gọi về nhà từ Sally. Những bức thư bà gửi đến địa chỉ con gái đưa cho cũng bị trả về. Lúc này bà Ella mới cảm thấy thật sự lo lắng và báo cảnh sát.

Vụ án chấn động thế kỷ: Bé gái bị bắt cóc, ép sống như vợ chồng với người bố biến thái ảnh 2
Chân dung tên biến thái đã bắt cóc cô bé.

Hóa ra người đàn ông nói trên không phải là đặc vụ FBI nào cả mà là một thợ sửa xe ô tô 50 tuổi có tên Frank La Salle, và cái tên này cũng là tên giả nốt. Hắn từng là tội phạm tình dục và ấu dâm, chuyên săn lùng các bé gái chưa dậy thì để thỏa mãn những sở thích bệnh hoạn của mình.

Cảnh sát chạy ngay đến Atlantic, truy tìm chỗ ở của Frank và nhanh chóng xác định đó đúng là hắn, nhưng không thể tìm ra tung tích của Sally cũng như của người đàn ông mà giờ đây em gọi là “bố”. Họ đã biến mất không một vết tích và đang trên đường trốn chạy. Cảnh sát lục tung cả 8 bang kế cận nhưng đành ra về trắng tay.

Trong suốt hai năm (1948 - 1950), Frank giữ Sally ở bên cạnh mình, chở cô bé đi hết nơi này đến nơi khác để tránh sự truy lùng của cảnh sát. Với người ngoài, hắn là người bố rất quan tâm và cưng chiều con gái, nhưng thực chất, cô bé chính là nô lệ của hắn, bị ép phục vụ hắn trên giường mỗi đêm.

Mỗi khi Frank tìm được việc làm ở nơi nào đó, Sally sẽ phải đến trường rồi về nhà đúng giờ làm nội trợ, không được trò chuyện với bất cứ ai. Em vẫn còn sợ hãi lời đe dọa bỏ tù trước kia nên không dám bỏ trốn. Thế nhưng dần dần, hàng xóm cũng nhận ra sự bất thường trong mối quan hệ của “hai bố con”, và chính Sally cũng không thể giữ bí mật thêm được nữa.

Vụ án chấn động thế kỷ: Bé gái bị bắt cóc, ép sống như vợ chồng với người bố biến thái ảnh 3

Sally lúc được đoàn tụ với mẹ sau 2 năm bị bắt cóc.

Trên trường, Sally kể với một người bạn về những chuyện đồi bại “bố” vẫn làm với mình, và được người bạn này khuyên nên dừng lại vì nó trái đạo đức. Và khi bị một người hàng xóm có tên Ruth Janisch gặng hỏi, Sally mới tiết lộ toàn bộ sự thật. Em được Ruth đưa điện thoại để gọi về nhà, thông báo vị trí của mình và nhờ gia đình báo FBI.

Frank La Salle cuối cùng cũng bị bắt và bị kết án 35 năm tù, dù đến phút cuối cùng vẫn khai rằng hắn là bố của Sally. Cô bé được đoàn tụ với mẹ, từ chối mọi cuộc phỏng vấn, quyết định quên câu chuyện khủng khiếp kia đi, quay trở lại trường học, kết bạn mới, bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu và tiếp tục cuộc sống.

Nỗi đau khiến cho Sally dường như trưởng thành trước tuổi, em rất mạnh mẽ, không cần điều trị tâm lý, dù đôi khi những ai gần gũi với em vẫn nhìn thấy sự buồn bã ngập tràn trong ánh mắt. Thế nhưng ác mộng vẫn chưa chịu buông tha cô gái nhỏ bé này.

Vào một ngày giữa tháng 8 năm 1952, chỉ hai năm sau khi trở về nhà, Sally đi cùng một cô bạn gái ra biển để thư giãn. Tại đây em gặp một chàng trai 20 tuổi có tên Edward Baker và được anh chàng lịch thiệp chở về nhà bằng ô tô riêng. Thế rồi chiếc xe lao đầu vào một chiếc xe tải đang đậu trên đường. Edward sống sót, nhưng cô gái 15 tuổi Sally Horner bị gãy cổ, vỡ sọ, và ra đi mãi mãi.

Vụ án chấn động thế kỷ: Bé gái bị bắt cóc, ép sống như vợ chồng với người bố biến thái ảnh 4
Câu chuyện của Sally Horner và nội dung cuốn tiểu thuyết Lolita, sau này được dựng thành phim (ảnh), có khá nhiều điểm tương đồng.

Chỉ 16 tháng sau cái chết của Sally Horner, nhà văn người Nga Vladimir Nabokov cho ra đời một cuốn tiểu thuyết mà sau này nổi tiếng khắp thế giới, mang tên Lolita. Cuốn sách kể về mối tình đầy ám ảnh và bị ngăn cấm giữa một người đàn ông trung niên có tên Humbert Humbert và một cô bé 12 tuổi có tên Dolores Haze, được ông đặt cho biệt danh Lolita. Mối tình bí mật được giấu kín bên dưới vỏ bọc hai cha con cùng với những tình tiết giống hệt câu chuyện đầy bi kịch của Sally Horner, khiến người ta nghi ngờ Lolita chỉ là tác phẩm ăn theo, dù cho Nabokov ra sức phủ nhận.

Giờ đây người ta chỉ biết Lolita là một cuốn tiểu thuyết đầy tranh cãi của văn đàn thế kỷ 20, còn câu chuyện của cô bé Sally Horner, nếu được nhắc đến, nó cũng chỉ được nhắc đến với cái tên “Lolita ngoài đời thật”.

Theo WSJ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?