Ai cũng bảo “Hãy trân trọng từng khoảnh khắc”, nhưng một “khoảnh khắc” là bao lâu?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Từ “khoảnh khắc” được sử dụng rất nhiều trong những năm gần đây: “Hãy trân trọng từng khoảnh khắc”, “Hãy sống trong khoảnh khắc hiện tại”, “Hãy ghi nhớ những khoảnh khắc vui vẻ”… Nhiều câu đầy tính “chân lý” đều bao gồm từ “khoảnh khắc” như vậy, và hóa ra, “khoảnh khắc” là một thời lượng cụ thể chứ không phải nhanh như một cái chớp mắt như chúng ta vẫn tưởng đâu.

Gần đây, ai cũng đọc thấy rất nhiều từ “khoảnh khắc”, thậm chí hay dùng từ này. Và ai cũng nghĩ rằng một “khoảnh khắc” là cực kỳ ngắn, kiểu một cái chớp mắt, hay “trong vòng một nốt nhạc”.

Vậy đấy, ngay cả những người hay dùng từ “khoảnh khắc” cũng chẳng biết một “khoảnh khắc” là bao nhiêu lâu.

Nhưng đây mới là điều bất ngờ: Một “khoảnh khắc” thực ra là một khoảng thời gian cụ thể, và có lẽ nó không ngắn như bạn tưởng.

Ai cũng bảo “Hãy trân trọng từng khoảnh khắc”, nhưng một “khoảnh khắc” là bao lâu? ảnh 1

Ai cũng nói đến "khoảnh khắc", vậy một khoảnh khắc là bao nhiêu lâu? Ảnh minh họa: iStock.

Theo các nhà sử học, đơn vị “khoảnh khắc” có từ thời Trung cổ, khi một giờ đồng hồ trên đồng hồ Mặt Trời được coi là có 40 “khoảnh khắc”. Hồi đó, độ dài của một giờ Mặt Trời còn tùy thuộc vào từng ngày, mà độ dài của từng ngày có thể khác nhau giữa các mùa. Nhưng về cơ bản thì một giờ Mặt Trời được chia thành 4 phần 1/4 giờ, mỗi phần đó lại được chia thành 10 phần nhỏ hơn, tổng cộng là có 40 phần nhỏ đó, gọi là 40 “khoảnh khắc”.

Vậy nếu 1 giờ Mặt Trời gồm 40 khoảnh khắc thì tính cụ thể ra, một “khoảnh khắc” là 90 giây.

Người ta cũng cho rằng ngay từ trước thời Trung cổ, đơn vị “khoảnh khắc” đã được sử dụng để tính toán.

Ai cũng bảo “Hãy trân trọng từng khoảnh khắc”, nhưng một “khoảnh khắc” là bao lâu? ảnh 2

Đồng hồ Mặt Trời ở Công viên Cranmer (Denver, Mỹ). Ảnh: Earth Sky.

Tuy nhiên, bây giờ thì mọi người ít để ý đến thời lượng cụ thể của một “khoảnh khắc”, mặc dù rất hay nói đến từ “khoảnh khắc”. Còn trong từ điển Oxford, định nghĩa từ moment (khoảnh khắc) được ghi là “một khoảng thời gian rất ngắn” mà thôi.

Mà vì mọi chuyện đều chỉ là tương đối, nên ai thích hiểu “khoảnh khắc” là ngắn thế nào thì tùy.

Dù sao, có lẽ chúng ta thì vẫn thấy rằng, nói “Hãy trân trọng từng khoảnh khắc” vừa nhanh hơn, vừa hay hơn là nói “Hãy trân trọng từng 90 giây”. Mà xét cho cùng, việc một “khoảnh khắc” dài bao nhiêu lâu có lẽ không quan trọng bằng việc chúng ta ngày ngày tháng tháng đều sống thật tốt đâu nhỉ!

Ai cũng bảo “Hãy trân trọng từng khoảnh khắc”, nhưng một “khoảnh khắc” là bao lâu? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?