Bão Koinu vào Biển Đông, thành cơn bão số 4 sau khi phá hủy máy đo sức gió ở Đài Loan

HHT - Bão Koinu mạnh lên thành bão dữ dội khi tiến vào Đài Loan (Trung Quốc). Cơ quan khí tượng ở đây đã xác nhận bão Koinu có sức gió giật kỷ lục, làm hỏng luôn máy đo sức gió của họ. Nhiều người đã bị thương do cơn bão này. Hiện bão Koinu đã vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4.

Ở cấp độ bão dữ dội (violent typhoon), bão Koinu đã gây ra một trong những mức gió giật mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới khi nó đi ngang qua phía Nam của Đài Loan (Trung Quốc).

Khi bão Koinu lướt qua rìa ngoài đảo Orchid (Lanyu) vào tối 4/10, gió giật của nó có tốc độ lên tới 95,2 mét/giây, hay 342,7 km/h. Vào sáng nay, 5/10, thông tin này còn chưa chính thức nhưng hiện tại, Cơ quan Thời tiết của Đài Loan (CWA) đã xác nhận với trang The Guardian về điều này. CWA nói, đây là sức gió giật mạnh nhất từng được ghi nhận ở Đài Loan kể từ khi cơ quan này được thành lập vào năm 1986.

Đây là video gió mạnh do bão Koinu ở Đài Loan (Trung Quốc):

Nguồn: The Guardian.

Cụ thể, vào ngày 5/10, Huang Chia-mei, người đứng đầu Trạm Thời tiết Taitung của CWA, kể rằng lúc 9h40’ tối 4/10, sức gió duy trì ở đảo Orchid là 198,7 km/h, đến 9h53’ thì gió giật lên tới 342,7 km/h, cả hai con số này đều là kỷ lục ở Đài Loan kể từ khi các dữ liệu được ghi lại, tức là từ năm 1897. Huang nói thêm, chỉ một chút sau đó, thiết bị đo sức gió bị phá hủy, theo trang Focus Taiwan.

Bão Koinu vào Biển Đông, thành cơn bão số 4 sau khi phá hủy máy đo sức gió ở Đài Loan ảnh 1

Cây cối bị đổ vào tối 4/10 do bão Koinu. Ảnh: Focus Taiwan.

Tính trên phạm vi toàn cầu, sức gió giật như trên là mạnh thứ ba. Năm 1996, ở đảo Barrow của Úc ghi nhận sức gió giật 408 km/h, phá kỷ lục được lập vào năm 1934 với gió giật 372 km/h ở New Hampshire (Mỹ).

Đây là video hình ảnh vệ tinh cho thấy bão Koinu đi qua Đài Loan rồi tiến về phía Trung Quốc lục địa:

Nguồn: Zoom Earth.

Theo trang Reuters, khi lướt qua phía Nam Đài Loan vào hôm nay, 5/10, bão Koinu đã khiến một người thiệt mạng, làm bị thương 304 người. Trang BNN News cho biết, hơn 62.000 hộ gia đình và công ty bị mất điện, tính đến trưa 5/10. Bão Koinu cũng gây ra những đợt sóng cao đến 7 mét, theo trang The Guardian.

Bão Koinu vào Biển Đông, thành cơn bão số 4 sau khi phá hủy máy đo sức gió ở Đài Loan ảnh 2

Sóng lớn do bão Koinu vào ngày 5/10. Ảnh: CNA.

Còn theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của nước ta, vào chiều 5/10, bão Koinu đã vào phía Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 của năm nay.

Bão Koinu vào Biển Đông, thành cơn bão số 4 sau khi phá hủy máy đo sức gió ở Đài Loan ảnh 3

Đường đi của bão Koinu. Ảnh: Tropical Storm Risk.

Bão Koinu được dự báo sẽ suy yếu sau 4 - 5 ngày nữa.

Bão Koinu vào Biển Đông, thành cơn bão số 4 sau khi phá hủy máy đo sức gió ở Đài Loan ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
HHT - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.

Có thể bạn quan tâm

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

HHT - Trong khi miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, mưa phùn, có thông tin rằng năm nay là năm Rắn nên sẽ nồm ẩm nhiều vì loài rắn thích sống ở những nơi ẩm ướt. Còn năm ngoái là năm Rồng - là loài phun mưa tạo gió - thì có bão lớn. Vậy những thông tin này có chính xác không và thời tiết năm nay có liên quan gì đến loài rắn không?
“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?