Bão Mặt Trời sẽ “tấn công trực tiếp” Trái Đất trong ngày 14/4, có thể gây ra vấn đề gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một mô hình nghiên cứu của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) cho rằng, một cơn bão Mặt Trời sẽ “tấn công” Trái Đất vào ngày thứ Năm, 14/4. Vậy bão Mặt Trời có thể gây nguy cơ gì cho cuộc sống của con người trên Trái Đất?

Một số chuyên gia nghiên cứu các mô hình của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ đã cảnh báo rằng, một cơn bão Mặt Trời mạnh sẽ ập đến Trái Đất vào ngày thứ Năm (14/4).

Cơn bão từ (còn gọi là bão địa từ) này khi “tấn công trực tiếp” vào Trái Đất có thể gây mất điện, ngắt quãng sóng vô tuyến (radio) và tín hiệu của hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Theo trang Daily Express của Anh, cơn bão này khá mạnh, có thể gây ra những nhiễu loạn về tín hiệu vệ tinh.

Bão Mặt Trời sẽ “tấn công trực tiếp” Trái Đất trong ngày 14/4, có thể gây ra vấn đề gì? ảnh 1

Một cơn bão Mặt Trời khá mạnh sẽ "tấn công" Trái Đất vào ngày 14/4. Ảnh: Getty Images/ Science Photo Library RF.

Tamitha Skov, nhà Vật lý học chuyên về thời tiết trong vũ trụ cũng đã khẳng định những điều trên. Bà nói thêm: “Nguy cơ ngắt quãng các sóng vô tuyến là thấp, nhưng những người dùng các máy thu phát tín hiệu và người dùng GPS có thể sẽ thấy dịch vụ bị ngắt quãng”.

Bão Mặt Trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của Mặt Trời, giải phóng lượng năng lượng cực kỳ lớn, có thể lớn gấp hơn 10 triệu lần so với năng lượng được giải phóng từ một ngọn núi lửa phun trào.

Bão Mặt Trời sẽ “tấn công trực tiếp” Trái Đất trong ngày 14/4, có thể gây ra vấn đề gì? ảnh 2

Bão Mặt Trời có thể gây ảnh hưởng đến các vệ tinh, làm gián đoạn việc liên lạc. Ảnh: Getty.

Nhưng đáng lo nữa là sự xuất hiện của một CME - đám mây khổng lồ gồm các hạt từ bắn ra từ bề mặt Mặt Trời. Theo NASA, khi CME “đụng độ” với từ quyển của hành tinh chúng ta, thì các bức xạ có thể làm hỏng các vệ tinh mà chúng ta vẫn dùng trong việc liên lạc, định vị, điều hướng…, cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của các lưới điện trên Trái Đất.

Dù sao, những cơn bão Mặt Trời mà Trái Đất đã từng phải hứng và cả cơn bão Mặt Trời sắp tới đây cũng chỉ ở mức độ trung bình và dưới trung bình (G2 và G3). Các nhà khoa học cho rằng, Trái Đất sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng nếu một cơn bão Mặt Trời ở cấp cao nhất (G5) ập đến.

Bão Mặt Trời sẽ “tấn công trực tiếp” Trái Đất trong ngày 14/4, có thể gây ra vấn đề gì? ảnh 3

Một CME bắn ra từ Mặt Trời vào năm 2017. Ảnh: NASA.

Với những người hay lo lắng thì các chuyên gia cũng nói rằng, thực tế, bão Mặt Trời ảnh hưởng chủ yếu đến công nghệ chứ không gây hại đến con người về mặt thể chất. Nhưng vì cuộc sống của chúng ta hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nên việc biết trước về bão Mặt Trời cũng là rất quan trọng để chúng ta chuẩn bị trước các công việc, không bị bất ngờ nếu mất điện hoặc nếu điện thoại, Internet chẳng may bị mất tín hiệu, và tốt nhất là tránh đi đâu xa (mà phải dùng GPS) vào ngày có bão Mặt Trời…

Bão Mặt Trời sẽ “tấn công trực tiếp” Trái Đất trong ngày 14/4, có thể gây ra vấn đề gì? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?