Bí ẩn đướng nứt khổng lồ khiến lục địa châu Phi tách đôi, ở dưới đó có điều lạ lùng gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một đường nứt lớn càng ngày càng rõ rệt ở châu Phi đã khiến các nhà khoa học tìm hiểu từ lâu nay, và bây giờ, họ đã xác định được điều gì đang xảy ra bên dưới đường nứt đó.

Từ vài năm nay, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng hai vùng đất liền - vốn tạo nên châu lục lớn thứ hai và đông dân thứ hai trên thế giới - đã bắt đầu tách rời nhau và đến khoảng cuối năm 2022, người ta đã thấy một đường nứt lớn ở giữa.

Còn bây giờ, theo tạp chí Geophysical Research Letters (Thư Nghiên cứu Địa Vật lý), các nhà địa chất học đã xác nhận rằng một đại dương đang hình thành bên dưới đó, khi châu Phi đang tách làm đôi. Như vậy, những đất nước vốn đang nằm hoàn toàn trong lục địa như Zambia và Uganda đến một ngày nào đó có thể sẽ có đường bờ biển của riêng họ.

Các nhà khoa học cũng đã xác định được điểm chính xác - ở rất sâu dưới lòng đất - nơi châu lục này bắt đầu tách đôi.

Bí ẩn đướng nứt khổng lồ khiến lục địa châu Phi tách đôi, ở dưới đó có điều lạ lùng gì? ảnh 1

Đường nứt lớn ở châu Phi. Ảnh: SOT.

Đường nứt lớn ở châu Phi nằm trên đường ranh giới của 3 mảng kiến tạo, vốn đang dần dần tách rời khỏi nhau. Không biết đây có phải là một trong những lý do gây ra thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào tháng trước hay không. Còn nguyên nhân khiến các mảng kiến tạo dịch chuyển ra xa nhau được cho là vì khí hậu nóng bức.

Hiện tại, đường nứt trên được gọi là East African Rift (Đường nứt Đông châu Phi), đến nay đã dài 35 dặm (56,3 km).

Bí ẩn đướng nứt khổng lồ khiến lục địa châu Phi tách đôi, ở dưới đó có điều lạ lùng gì? ảnh 2

Một phần châu Phi sẽ tách rời và một đại dương mới đang được tạo thành. Ảnh: SOT.

Tất nhiên, sự dịch chuyển của các vùng đất thường xảy ra rất chậm và các nhà nghiên cứu phải dùng các công cụ GPS để có thể đo đạc chính xác được. Theo ông Ken Macdonald, một nhà địa vật lý và là giáo sư danh dự ở ĐH California (Mỹ), thì sau này, một phần của Đông châu Phi sẽ trở thành một lục địa nhỏ riêng. Khi đó, trên Trái Đất sẽ có thêm một đại dương mới, nhưng chưa biết sẽ được đặt tên là gì.

Bí ẩn đướng nứt khổng lồ khiến lục địa châu Phi tách đôi, ở dưới đó có điều lạ lùng gì? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?