Các nhà Vật lí đã xác định được kỹ thuật xây Kim Tự Tháp của người Ai Cập cổ?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Kim Tự Tháp ở Ai Cập được xây như thế nào vốn đã là một điều bí ẩn lâu nay. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng chưa ai đi đến được kết luận. Tuy nhiên, một nhóm các nhà Vật lí học tin rằng họ đã giải mã được cách xây dựng Kim Tự Tháp, và họ có bằng chứng hẳn hoi.

Đại Kim Tự Tháp Giza cao đến 146,6 mét khi mới được xây dựng. Thế nhưng ở thời Ai Cập cổ đại không có cần cẩu hay xe kéo, xe nâng gì cả, vậy làm thế nào để con người thời đó xây dựng được các Kim Tự Tháp?

Câu hỏi này quả thật là một điều bí ẩn kéo dài, nhưng một nhóm các nhà Vật lí học ở Amsterdam (Hà Lan) nghĩ họ đã tìm ra đáp án.

Được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Daniel Bonn, nhóm các nhà khoa học này tập trung vào một bức vẽ trên tường lăng mộ của một Djehutihotep - là người đứng đầu một tỉnh ở thời Ai Cập cổ. Bức vẽ này - được cho là có từ khoảng năm 1900 trước Công nguyên - đã cho thấy một kỹ thuật xây dựng độc đáo.

Các nhà Vật lí đã xác định được kỹ thuật xây Kim Tự Tháp của người Ai Cập cổ? ảnh 1

Đại Kim Tự Tháp Giza. Ảnh: David Stanley.

Trong bức vẽ có 172 người đàn ông đang dịch chuyển một bức tượng lớn bằng cái xe trượt có dây buộc để kéo. Và ở phía trước xe trượt, có người đang đổ nước xuống cát.

Dựa trên bức vẽ này, các nhà Vật lí học quyết định làm theo, tất nhiên không phải bằng cách bay đến Ai Cập và xây một Kim Tự Tháp mới, mà chỉ làm trên quy mô nhỏ hơn.

Trong quá trình thực hiện, họ nhận ra rằng nếu cát khô, nó rất dễ vón cục, cản trở việc dịch chuyển các vật lớn. Nhưng nếu đổ một lượng nước vừa phải lên cát, nước sẽ ngăn cản sự vón cục, khiến cát mịn hơn, ma sát giảm và và việc dịch chuyển vật lớn sẽ dễ hơn.

Mà mức độ dễ hơn là khá nhiều, Tiến sĩ Bonn nói là lực kéo giảm đến 50%, theo trang The Washington Post.

Các nhà Vật lí đã xác định được kỹ thuật xây Kim Tự Tháp của người Ai Cập cổ? ảnh 2

Một bức vẽ trong lăng mộ thời Ai Cập cổ mà nhóm các nhà Vật lý đã tập trung nghiên cứu. Ảnh: Sci News.

Tiến sĩ Bonn còn nói với trang Live Science: “Nếu cát khô thì không làm được, nhưng nếu cát rất ướt cũng không làm được. Có một mức độ tối ưu mà người Ai Cập cổ đã tìm ra, và họ chỉ đổ một lượng nước vừa phải lên cát”.

Trước khám phá này thì bức vẽ trên cũng đã được biết đến, nhưng một số người nghĩ rằng việc đổ nước trong bức vẽ chỉ là một nghi lễ chứ không phải là một "kỹ thuật" quan trọng của quá trình xây dựng.

Theo đội ngũ nghiên cứu, giả thuyết về việc đổ nước lên cát là hoàn toàn hợp lý và như vậy, Kim Tự Tháp không phải những công trình của người ngoài hành tinh như một số giả thuyết trước đây.

Các nhà Vật lí đã xác định được kỹ thuật xây Kim Tự Tháp của người Ai Cập cổ? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc nắng nóng từ sáng sớm đến khuya, nhiệt độ Hà Nội có thể chạm mốc 50 độ C

Miền Bắc nắng nóng từ sáng sớm đến khuya, nhiệt độ Hà Nội có thể chạm mốc 50 độ C

HHT - Cả nước ta đang trải qua một đợt nắng nóng dữ dội, mà ở miền Bắc, đây được coi là đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất từ đầu năm đến giờ. Theo dự báo hiện tại, nhiệt độ buổi chiều ở Hà Nội có thể lên rất cao (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời), tiến sát hoặc chạm đến ngưỡng 50 độ C.