Càng “up” nhiều ảnh lên mạng xã hội, bạn càng kém tự tin và dễ bị rối loạn ăn uống?

HHT - Những bức ảnh long lanh trên mạng xã hội có thể đang che đi sự thật “kém long lanh” mà chẳng ai biết?

Chỉnh cho ảnh selfie thật đẹp rồi đăng lên mạng xã hội là chuyện thường ngày đối với hầu hết giới trẻ. Thế nhưng việc này lại có thể khiến tâm trạng bạn lao dốc, bản thân trở nên tự ti hơn và thậm chí còn có nguy cơ bị rối loạn ăn uống. Đó là kết quả nghiên cứu mới toanh của trường Đại học bang Florida (Mỹ).

Càng “up” nhiều ảnh lên mạng xã hội, bạn càng kém tự tin và dễ bị rối loạn ăn uống? ảnh 1

Việc thường xuyên chỉnh sửa ảnh selfie rồi "up" lên mạng có thể làm hại bạn?

Madeline Wick, người đang học tiến sĩ ngành tâm lý học, cùng giảng viên môn tâm lý học là Pamela Keel đã thu thập nhiều câu trả lời của sinh viên liên quan đến việc up ảnh lên Instagram - nền tảng chia sẻ ảnh lớn nhất hiện tại.

Kết quả nghiên cứu vừa được đăng trên Tạp chí Quốc tế về Rối loạn Ăn uống. Theo đó, có mối liên quan “trực tiếp và nhất quán” giữa việc đăng ảnh lên mạng xã hội với những ý nghĩ tiêu cực về hình ảnh bản thân (vóc dáng, cân nặng). Từ đó, những bạn càng hay chỉnh và up ảnh selfie thì càng có xu hướng nhịn ăn nhằm giảm cân, rồi lo lắng rằng mình trông không đủ đẹp…

Càng “up” nhiều ảnh lên mạng xã hội, bạn càng kém tự tin và dễ bị rối loạn ăn uống? ảnh 2

Giảng viên Keel, một trong những người đứng đầu nghiên cứu.

Giảng viên Keel nhấn mạnh rằng, những bạn chỉnh sửa ảnh selfie càng thường xuyên thì sẽ ngày càng muốn mình trông thật hoàn hảo. Mà “trông hoàn hảo” là điều bất khả thi, nên họ ngày càng căng thẳng hơn, dễ tìm đủ mọi cách (tiêu cực) để mặt gọn hơn, người thon hơn, da mịn hơn…

Cô Keel cũng cho biết, cô thấy có một điều rất thú vị khi thực hiện nghiên cứu này: Đó là hơn 10% số sinh viên khi biết rằng có thể sẽ phải đăng ảnh “mộc” lên mạng thì vội vàng bảo: “Thế thôi ạ”, rồi nhất định không tham gia nghiên cứu nữa. Rồi đến khi cô Keel chia số người tham gia thành các nhóm khác nhau, gồm một nhóm sẽ buộc phải đăng ảnh “nguyên bản” lên mạng, thì lại thêm hơn 10% số sinh viên thuộc nhóm “tả thực” này lại tiếp tục đòi rút.

Càng “up” nhiều ảnh lên mạng xã hội, bạn càng kém tự tin và dễ bị rối loạn ăn uống? ảnh 3

Nhiều sinh viên nhất định không "dám" đăng ảnh "mộc" của mình lên mạng xã hội. Ảnh: Getty Images.

Cô Keel nói: “Đây là những con số rất ấn tượng, vì rõ ràng là các bạn ấy lo lắng về việc đăng ảnh ‘mộc’ của mình”. Có lẽ chúng ta còn đang đánh giá hơi thấp tác hại của việc up ảnh đã chỉnh sửa lên mạng. Kết luận của cô Keel là điều mà tất cả chúng ta đều cần suy nghĩ: “Vấn đề không phải là việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội, mà là bạn dùng khoảng thời gian đó như thế nào”.

Càng “up” nhiều ảnh lên mạng xã hội, bạn càng kém tự tin và dễ bị rối loạn ăn uống? ảnh 4
Theo (Theo Florida State University)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?