Chiếc mũ len này rốt cục màu gì: Dân mạng tranh cãi, chia thành "đội xanh" và "đội nâu"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một cô gái mua cho mình chiếc mũ len màu xanh, nhưng về nhà, cô bất ngờ khi thấy mũ có màu nâu như rỉ sắt. Cô đem thắc mắc này hỏi cộng đồng mạng, rồi trong khi cư dân mạng còn chưa thống nhất được thì chính cô đã tìm ra câu trả lời.

Thỉnh thoảng, trên Internet có những chuyện dù không nghiêm trọng gì nhưng lại gây “chia rẽ”, bởi vì mọi người không thể thống nhất được ý kiến. Lần này, “thủ phạm” là một chiếc mũ len - món đồ rất phù hợp với tiết trời lạnh giá.

Chuyện bắt đầu khi một cô gái tên là Otelia đặt câu hỏi rằng có ai biết tại sao cô mua một chiếc mũ len màu xanh lá cây nhưng về nhà thì nó lại “biến hình” thành màu nâu hơi ngả đỏ hay không. Cô viết: “Khi về nhà, tôi lấy cái mũ ra khỏi túi và tự hỏi: “Tại sao nó lại màu này?””. Sau đó, cô phát hiện ra rằng khi cô cầm cái mũ đi từ phòng nọ sang phòng kia thì nó sẽ đổi màu. Otelia còn đăng một video lên mạng xã hội, khi cô cầm cái mũ và bước đi. Người xem có thể thấy rõ rằng cái mũ bỗng nhiên chuyển màu, trong khi cái mác bằng bìa trên mũ thì không có gì thay đổi.

Đây là video về chiếc mũ khó hiểu:

Nguồn: @otelia**.

Thế là đến một nửa số người xem video của Otelia thì bảo đây là mũ màu xanh lá cây, trong khi nửa còn lại khẳng định chắc chắn rằng mũ có màu nâu. Không ai biết sự thật là thế nào và tất nhiên, rất nhiều người hỏi Otelia rằng thế cuối cùng thì mũ màu gì.

Sau đó, Otelia đã tìm ra câu trả lời và chia sẻ với cộng đồng mạng: Mũ của cô thật ra màu xanh lá cây sẫm, nhưng dưới những ánh sáng khác thì cô nhìn ra thành màu nâu đỏ. Theo Otelia, đây gọi là hiện tượng meta (metamerism) - một màu có thể thay đổi dưới những kiểu ánh sáng khác nhau; hoặc 2 màu nhìn giống nhau dưới nguồn sáng này, nhưng khác nhau dưới nguồn sáng kia.

Chiếc mũ len này rốt cục màu gì: Dân mạng tranh cãi, chia thành "đội xanh" và "đội nâu" ảnh 1

Hóa ra không phải chiếc mũ có năng lực siêu nhiên, mà là do ánh sáng. Ảnh: @otelia**.

Video về chiếc mũ lúc xanh, lúc nâu của Otelia đã được xem tới gần 6 triệu lượt, và cô nhấn mạnh với mọi người rằng quả thật, ánh sáng trong nhà là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn màu sắc.

Chiếc mũ len của Otelia khiến nhiều người nhớ đến một “hiện tượng mạng” gần tương tự vào năm 2015, khi một chiếc váy gây náo loạn vì có người nhìn ra nó màu xanh da trời và đen, còn những người khác lại chỉ nhìn ra váy màu trắng và vàng.

Chiếc mũ len này rốt cục màu gì: Dân mạng tranh cãi, chia thành "đội xanh" và "đội nâu" ảnh 2

Chiếc váy từng gây tranh cãi khi có người nhìn ra màu xanh - đen, có người nhìn ra màu vàng - trắng. Ảnh: Cecilia Bleasdale.

Chiếc váy trên đã trở nên cực kỳ nổi tiếng, với được hàng chục triệu lượt bài đề cập chỉ trong một tuần. Cuối cùng, nó được xác nhận là váy màu xanh da trời và đen.

Chiếc mũ len này rốt cục màu gì: Dân mạng tranh cãi, chia thành "đội xanh" và "đội nâu" ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?