Có 6 người tử vong khi thử nghiệm vaccine COVID-19 của Pfizer, tại sao vẫn cho là an toàn?

HHT - Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vừa tiết lộ rằng, có 6 trường hợp tử vong trong giai đoạn thử nghiệm loại vaccine COVID-19 mà một số nước bắt đầu sử dụng: Vắc-xin của công ty Pfizer. Nhưng tại sao loại vắc-xin này vẫn được cho là an toàn để tiêm rộng rãi?

Đã có 6 người tử vong trong thử nghiệm giai đoạn cuối của vaccine COVID-19 do công ty Pfizer sản xuất, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cho biết, ngay sau khi nước Anh trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa vaccine này vào tiêm cho người dân.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại nói rằng, mọi người không nên lo lắng hay nghi ngờ về độ an toàn và hiệu quả của vaccine, vì tỷ lệ rủi ro này cũng tương tự như khi tiêm chủng trong cộng đồng.

Có 6 người tử vong khi thử nghiệm vaccine COVID-19 của Pfizer, tại sao vẫn cho là an toàn? ảnh 1

Có 6 người đã tử vong khi tham gia tiêm thử nghiệm vaccine của Pfizer. Ảnh: Frank Augstein/ Press Pool.

Bản báo cáo dài 53 trang, được công bố vào ngày thứ Tư, là bản báo cáo đầu tiên phân tích chi tiết về thử nghiệm loại vaccine của Pfizer và BioNTech - loại được cho là có hiệu quả 95% trong việc phòng ngừa virus corona mới.

Văn bản này cho biết, có 2 người được tiêm vaccine thử nghiệm đã qua đời. Còn có 4 người khác qua đời nhưng đó là 4 người được tiêm giả dược (chất vô hại, nhưng người được tiêm không biết).

Dữ liệu cho biết, vaccine của Pfizer có hiệu quả 52% sau khi tiêm mũi đầu tiên, và 95% ít nhất 7 ngày sau mũi tiêm thứ hai.

Có 6 người tử vong khi thử nghiệm vaccine COVID-19 của Pfizer, tại sao vẫn cho là an toàn? ảnh 2

Bà Margaret Keenan, 90 tuổi, là người đầu tiên ở Anh được tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer. Ảnh: Jacob King/ Pool/ AP.

Cuối cùng, bản báo cáo kết luận rằng loại vaccine này đạt được các kỳ vọng của FDA về việc cấp quyền sử dụng khẩn cấp.

Tuy nhiên, hiện chưa có đủ dữ liệu để FDA kết luận rằng loại vaccine này an toàn đến mức nào ở người dưới 16 tuổi hoặc những người ở tình trạng đặc biệt như phụ nữ có thai, người có hệ miễn dịch không tốt…

Có 6 người tử vong khi thử nghiệm vaccine COVID-19 của Pfizer, tại sao vẫn cho là an toàn? ảnh 3

Một y tá đang chuẩn bị tiêm vaccine của Pfizer tại một bệnh viện ở London. Ảnh: Frank Augstein/ AFP/ Getty Images.

Hiện mới có thêm Canada vừa duyệt vaccine COVID-19 của Pfizer để đưa vào sử dụng, còn ở Mỹ thì vaccine vẫn chưa được duyệt.

Có 6 người tử vong khi thử nghiệm vaccine COVID-19 của Pfizer, tại sao vẫn cho là an toàn? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?