Có thể sử dụng VNeID tại sân bay nhưng vì sao vẫn nên mang theo Căn cước công dân?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong giai đoạn thí điểm, Cục Hàng không lưu ý quy trình mới không bắt buộc với hành khách. Nhân viên hàng không tham gia cũng trên tinh thần tự nguyện.

Từ ngày 1/6, các cảng hàng không trên cả nước sẽ đồng loạt thí điểm chấp nhận hành khách sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thay thế căn cước công dân.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc thí điểm trước mắt sẽ kéo dài trong 2 tháng (từ 1/6 - 1/8/2023), áp dụng với chuyến bay nội địa.

Trao đổi với báo điện tử Dân trí, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết Bộ GTVT vừa chấp thuận đề xuất sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên app VNeID của hành khách để làm thủ tục đi máy bay.

Tại quầy thủ tục check-in, cửa kiểm soát an ninh và khi ra cửa máy bay (boarding), hành khách tự mở tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên điện thoại của mình để nhân viên hàng không kiểm tra trực quan (bằng mắt thường). Nội dung kiểm tra gồm đối chiếu ảnh của khách trên tài khoản với người thật và đối chiếu với thông tin chuyến bay.

Có thể sử dụng VNeID tại sân bay nhưng vì sao vẫn nên mang theo Căn cước công dân? ảnh 1

Riêng tại cửa kiểm soát an ninh, nhân viên có thể xác định các trường hợp bất thường, nghi ngờ... để yêu cầu xác thực điện tử kỹ càng theo hướng dẫn của Bộ Công an (quét mã QR để kiểm tra).

Ngày 31/5, Cục Hàng không đã gửi quy trình hướng dẫn cho các hãng hàng không và sân bay để triển khai thực hiện từ 1/6. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng chính thức còn phụ thuộc vào công tác chuẩn bị của các sân bay.

Theo lãnh đạo Sân bay Nội Bài, sân bay vẫn chưa chính thức áp dụng quy trình mới. Vị này cho biết các sân bay đang họp với Cục Hàng không để thống nhất thời điểm triển khai.

Dự kiến, Sân bay Nội Bài sẽ bố trí riêng một khu vực tại nhà ga để lực lượng công an kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho hành khách có nhu cầu.

Do lo ngại trục trặc, lỗi phát sinh từ công nghệ mới, đại diện sân bay khuyến cáo hành khách vẫn mang theo Căn cước công dân và có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên tinh thần "trải nghiệm".

Thông tin trên Báo Giao thông, việc thí điểm chỉ thực hiện với hành khách tự nguyện. Nhân viên hàng không tham gia thí điểm tự nguyện sử dụng điện thoại và tài khoản định danh điện tử của mình vào việc thí điểm. Đặc biệt, nhân viên hàng không tham gia thí điểm cam kết không sử dụng thông tin hành khách vào mục đích trái pháp luật.

Đồng thời, tại quầy làm thủ tục hàng không, luồng kiểm tra an ninh hàng không, điểm lên tàu bay đang thí điểm phải có biển bảng thông báo việc chấp nhận tài khoản định danh điện tử mức độ 2 khi hành khách làm thủ tục đi tàu bay.

Các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không cũng được yêu cầu tập huấn, động viên và cử cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn tham gia thí điểm.

Kết thúc thí điểm, các cơ quan cần báo cáo kết quả thống kê, đánh giá các rủi ro cùng những khó khăn vướng mắc và đề xuất phương án chấp nhận tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của hành khách trong thời gian tiếp theo.

Có thể sử dụng VNeID tại sân bay nhưng vì sao vẫn nên mang theo Căn cước công dân? ảnh 5
MỚI - NÓNG
Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?
Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?
HHT - Hiện việc tìm kiếm người mất tích do đợt mưa lũ lịch sử vẫn đang được các lực lượng nỗ lực thực hiện, cùng với đó là các hoạt động khắc phục hậu quả. Nước lũ rút đến đâu, việc dọn dẹp và tính toán thiệt hại được thực hiện tới đó và rất cần những sự hỗ trợ của toàn thể cộng đồng, xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?