Đã xác định được ngày và khoảng rơi của tầng tên lửa Trung Quốc đang bay “mất kiểm soát”

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một tầng từ chiếc tên lửa của Trung Quốc đang bay mất kiểm soát quanh Trái Đất và sắp rơi. Sau vài ngày theo dõi, hiện phía Mỹ đã đưa ra những dự đoán mới nhất về thời gian và địa điểm rơi của tầng tên lửa nặng 21 tấn này, đồng thời, họ cũng kêu gọi các nước có “hành vi không gian có trách nhiệm”. Vậy tầng tên lửa đó sẽ rơi vào khi nào, và được dự tính rơi xuống đâu?

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đang theo dõi những mảnh vỡ từ chiếc tên lửa Long March 5B (Trường Chinh 5B), tuần trước được phóng để xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc. Tầng tên lửa dài 30 mét này được coi là một trong những mảnh vỡ lớn nhất từ vũ trụ rơi xuống Trái Đất.

Theo phía Mỹ thì tầng tên lửa đó sẽ rơi vào ngày thứ Bảy (8/5). Đồng thời, Nhà Trắng đưa ra lời kêu gọi: “Chúng tôi muốn phối hợp với cộng đồng quốc tế để thúc đẩy… những hành vi không gian có trách nhiệm”.

Đã xác định được ngày và khoảng rơi của tầng tên lửa Trung Quốc đang bay “mất kiểm soát” ảnh 1

Tên lửa Long March 5B khi được phóng vào tuần trước. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Về điểm rơi, Aerospace Corp, công ty hàng không vũ trụ phi lợi nhuận của Mỹ, dự đoán rằng, (các) mảnh vỡ sẽ rơi xuống Thái Bình Dương, gần đường xích đạo. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng “không thể chỉ ra chính xác” điểm rơi, mà phải chờ đến khoảng vài giờ trước khi (các) mảnh vỡ rơi xuống thì mới nói được.

Truyền thông ở Trung Quốc thì viết, vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm “mỏng” của tên lửa sẽ dễ dàng cháy hết trong khí quyển, nên không có nguy cơ gì mấy.

Đã xác định được ngày và khoảng rơi của tầng tên lửa Trung Quốc đang bay “mất kiểm soát” ảnh 2

Đường bay hiện tại của tên lửa. Ảnh: Getty Images.

Ngược lại, Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn của ĐH Harvard (Mỹ), lại dự đoán một số mảnh của tầng tên lửa sẽ không cháy hết, và vụ việc này sẽ “tương tự vụ tai nạn của một máy bay nhỏ, (với các mảnh) rải rác trong khoảng 100 dặm”. Ông McDowell cũng nói: “Lần trước, khi một tên lửa Long March 5B được phóng, cuối cùng đã có nhiều thanh kim loại to và dài lao xuống, làm hỏng vài tòa nhà ở Bờ Biển Ngà đấy thôi… Những thứ nặng hơn 10 tấn mà rơi không kiểm soát từ trên trời xuống đều rất nguy hiểm”.

Đây là video tầng tên lửa đang bay "mất kiểm soát", dự kiến sẽ rơi vào ngày thứ Bảy, 8/5, giờ Mỹ (Nguồn: The NStew):

Các hệ thống theo dõi vệ tinh khác cũng đã dò ra tầng tên lửa dài 30 mét, rộng gần 5 mét, đang bay với tốc độ hơn 6,4km/ giây, tức là rất nhanh. Hiện tầng tên lửa này được gọi tên là 2021-035B.

Hồi đầu tháng 4, một số mảnh từ tên lửa Falcon 9, được phóng bởi công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk, cũng rơi xuống các trang trại ở bang Washington và bờ biển bang Oregon của Mỹ, may mà không người nào bị thương. Mà theo ông McDowell thì tầng tên lửa Long March 5B sắp rơi lần này còn to gấp 7 lần so với tầng của tên lửa Falcon 9 đã từng rơi.

Đã xác định được ngày và khoảng rơi của tầng tên lửa Trung Quốc đang bay “mất kiểm soát” ảnh 3

Một bộ phận của tên lửa Falcon 9 (SpaceX, Mỹ) từng rơi xuống Indonesia, phá hỏng một khu nuôi gia súc. Ảnh: Tribunnews.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Mỹ là Mike Howard nói, họ đang liên tục theo dõi và cập nhật vị trí của tầng tên lửa đang bay không kiểm soát, và họ sẽ cung cấp thêm thông tin “ngay khi có”.

Đã xác định được ngày và khoảng rơi của tầng tên lửa Trung Quốc đang bay “mất kiểm soát” ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?