Đã xuất hiện hai biến thể SARS-CoV-2 kết hợp với nhau, tạo thành phiên bản lai “đột biến nặng”

HHT - Các nhà khoa học thấy virus corona mới không chỉ có rất nhiều biến thể, mà giờ đây, hai biến thể mạnh còn kết hợp với nhau, tạo thành một loại “lai”, với nhiều đột biến. Hiện sự kết hợp hai biến thể này đang được theo dõi chặt chẽ.

Cơ quan Y tế Công cộng của Canada (PHAC) vừa cho biết, họ đang theo dõi các báo cáo về việc hai biến thể của SARS-CoV-2 - được cho là bắt nguồn từ Anh và California - đã kết hợp thành một, tạo ra một giống lai “đột biến nặng”.

“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để hiểu hơn về những biến thể mới cũng như tác động của chúng” - PHAC viết.

Nếu được chính thức xác nhận, sự pha trộn của các biến thể B.1.1.7 (phát hiện đầu tiên ở Anh) và B.1.429 (phát hiện đầu tiên ở California, Mỹ), sẽ là sự tái tổ hợp đầu tiên của SARS-CoV-2 được ghi nhận.

Đã xuất hiện hai biến thể SARS-CoV-2 kết hợp với nhau, tạo thành phiên bản lai “đột biến nặng” ảnh 1

Hai biến thể SARS-CoV-2 đã kết hợp, tạo ra một phiên bản lai. Ảnh: Fotomay/ Shutterstock.

Một sự tái tổ hợp như thế có thể gây ra một làn sóng rất khác của đại dịch, do khả năng lây nhiễm cao của biến thể ở Anh, và đột biến giúp virus dễ chống kháng thể của biến thể ở California.

Sự tái tổ hợp này được phát hiện lần đầu tiên trong một mẫu virus ở California, và được xác định ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (rất có uy tín) tại New Mexico (Mỹ). Người phát hiện đầu tiên được cho là Tiến sĩ Bette Korber, một nhà nghiên cứu tập trung phát triển vắc-xin HIV. Bà Korber nói trong cuộc họp được tổ chức bởi Học viện Khoa học New York rằng, bà thấy có bằng chứng “khá rõ ràng” về sự tái tổ hợp, qua dữ liệu của bà về bộ gene của virus.

Đã xuất hiện hai biến thể SARS-CoV-2 kết hợp với nhau, tạo thành phiên bản lai “đột biến nặng” ảnh 2

Các kỹ thuật viên đang làm việc trong phòng xét nghiệm tại California. Ảnh: Marcio Jose Sanchez, Pool/ AP.

Mặc dù việc hai biến thể kết hợp để tạo ra một phiên bản “đột biến nặng” nghe rất đáng sợ, nhưng các chuyên gia nói rằng, hầu hết sự tái tổ hợp là một quá trình tiến hóa tự nhiên của virus.

Theo Colin Furness, nhà dịch tễ học đang giảng dạy ở ĐH Toronto (Canada), thì để một virus tái tổ hợp, hai chủng khác nhau của virus cần xuất hiện trong cùng một tế bào cơ thể người và trao đổi “lượng lớn” vật liệu di truyền của chúng, tạo ra “những thay đổi quy mô lớn”. Tức là, “ai đó hẳn đã bị nhiễm bệnh hai lần, với hai chủng virus khác nhau, vào cùng thời điểm”, ông Furness nói.

Đã xuất hiện hai biến thể SARS-CoV-2 kết hợp với nhau, tạo thành phiên bản lai “đột biến nặng” ảnh 3

Nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân COVID-19 ở Paris. Ảnh: Alain Jocard/ AFP.

Ông Furness cũng giải thích thêm: “Việc này nghe có vẻ không phổ biến lắm, nhưng nói thế này nhé, khi bạn ngồi trên máy bay suốt 8 tiếng, thì đó là một kịch bản rất hợp lý”. Ông cho rằng, sự tái tổ hợp dễ xảy ra ở những nơi mà các chủng virus khác nhau có cơ hội tương tác, như là ở sân bay hoặc các thành phố đông đúc.

Theo các chuyên gia, giờ vẫn là hơi sớm để biết rằng biến thể “lai” này có thể gây thêm rắc rối gì. Họ chỉ có thể nói rằng biến thể ở Anh và ở California giống như “bố” và “mẹ”, còn biến thể kết hợp là “con”. Cho nên, việc dự đoán rằng biến thể lai sẽ thế nào cũng khó như là việc dự đoán đứa con sinh ra sẽ cao hay thấp hơn bố mẹ vậy.

Đã xuất hiện hai biến thể SARS-CoV-2 kết hợp với nhau, tạo thành phiên bản lai “đột biến nặng” ảnh 4

Nhân viên y tế cầm các bộ xét nghiệm COVID-19 ở California. Ảnh: Allen J. Schaben/ Los Angeles Times/ Getty Images.

Cho nên, việc biến thể lai có lây lan nhanh hay không, có chịu tác động của vắc-xin hay không, có độc tính cao hơn không… vẫn là điều mà chưa ai nói được. Timothy Sly, giáo sư danh dự tại ĐH Ryerson (Toronto, Canada), nhấn mạnh rằng, đây có thể là lần tái tổ hợp đầu tiên, “nhưng có thể không phải là lần cuối cùng đâu”. Cho nên, việc mà con người nên làm vẫn là thực hiện các biện pháp làm giảm lây nhiễm, và tiêm vắc-xin khi có thể.

Đã xuất hiện hai biến thể SARS-CoV-2 kết hợp với nhau, tạo thành phiên bản lai “đột biến nặng” ảnh 5 
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?