Đây là 6 việc mà người dân cần làm sau khi được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Căn cước công dân là giấy tờ nhân thân được sử dụng trong hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính. Do đó, việc đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số sang Căn cước công dân 12 số cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến các giấy tờ liên quan. Sau đây là 6 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân mà người dân cần chú ý.

Sửa đổi thông tin trên Hộ chiếu

Một trong những việc đầu tiên cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân là thực hiện thủ tục sửa đổi thông tin trên Hộ chiếu.

Hiện nay, khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan một số nước sẽ yêu cầu công dân xuất trình thêm Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân để đối chiếu thông tin với Hộ chiếu.

Đây là 6 việc mà người dân cần làm sau khi được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 1

Trên Hộ chiếu thể hiện thông tin số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân nên khi đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số qua Căn cước công dân 12 số, người dân phải đi sửa đổi thông tin trên Hộ chiếu để sử dụng thống nhất. Việc này giúp người dân tránh bị hải quan làm khó khi thông tin giữa các giấy tờ không trùng khớp.

Báo số Căn cước công dân mới cho Bảo hiểm xã hội

Theo Công văn 3835/BHXH-CST ngày 27/9/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi số Chứng minh nhân dân thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, khi đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số sang Căn cước công dân 12 số, người dân vẫn cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để cơ quan bảo cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

Đây là 6 việc mà người dân cần làm sau khi được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 2

Mới đây, ngày 27/8/2022, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã ban hành Công văn 4887/BHXH-CNTT hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật bổ sung số Căn cước công dân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động, đây là việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như giúp cơ quan bảo hiểm quản lý thông tin của người tham gia một cách hiệu quả.

Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi thay đổi thông tin đăng ký thuế (bao gồm thông tin về số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân) thì phải thực hiện thủ tục thông báo thay cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi.

Người nộp thuế có thể tự mình thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế. Người lao động có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Sửa đổi thông tin trên Sổ đỏ

Thông tin về số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang đầu tiên của giấy chứng nhận.

Việc người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân không ảnh hưởng tới quyền lợi của người sử dụng đất và không bắt buộc phải thay đổi thông tin.

Đây là 6 việc mà người dân cần làm sau khi được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 3

Tuy nhiên, theo điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép xác nhận thay đổi về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân để tránh rắc rối khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất sau này.

Cập nhật số Căn cước công dân mới với Ngân hàng

Sau khi đổi sang Căn cước công dân gắn chip, người dân nên báo lại với ngân hàng quản lý tài khoản để thay đổi thông tin cá nhân.

Việc cập nhật số Căn cước công dân mới sẽ giúp việc thực hiện một số giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng hơn. Đây là một dịch vụ được thực hiện miễn phí tại hầu hết các ngân hàng.

Thông báo cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp

Khoản 3 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

Trong khi đó, điểm a khoản 1 Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn:

a) Trường hợp doanh nghiệp cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không thuộc các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định từ Điều 47 đến Điều 55 Nghị định này, doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Theo quy định trên, người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân cần phải làm thủ tục thông báo cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Đây là 6 việc mà người dân cần làm sau khi được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip ảnh 7
MỚI - NÓNG
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
Học sinh trường Tiểu học Tràng An tham gia màn đồng diễn xác lập kỷ lục Việt Nam
HHT - Ngày 18/3, trường Tiểu học Chất lượng cao Tràng An (Hà Nội) tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên - Xác lập kỷ lục Việt Nam” chào mừng kỷ niệm niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Có thể bạn quan tâm