Đây là lợi thế của những người đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip ở thời điểm này

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Với những tiện ích tuyệt vời so với Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân mã vạch, mọi người dân đều cần đi làm Căn cước công dân gắn chip. Đáng chú ý, những người đi làm Căn cước công dân gắn chip ở thời điểm này có lợi thế hơn rất nhiều.

Đi một lần, làm hai thủ tục

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59 về tài khoản định danh điện tử, hay chính là ứng dụng VneID. Tài khoản này tích hợp nhiều loại giấy tờ nên có thể sử dụng thay bản giấy trong các giao dịch điện tử, đồng thời có thể dùng để khai báo y tế, lưu trú, thực hiện giao dịch thanh toán điện, nước và tố giác tội phạm.

Theo Nghị định 59, để sử dụng toàn bộ tiện ích của tài khoản định danh điện tử, người dân phải đăng ký tài khoản này ở mức độ 2. Nghị định 59 hướng dẫn, những người dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, cần phải đến cơ quan công an cấp xã hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để làm thủ tục.

Khi đó, người dân cần xuất trình thẻ căn cước gắn chip, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc email và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Đây là lợi thế của những người đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip ở thời điểm này ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Như vậy, với những người đã đi làm căn cước công dân gắn chip ở thời điểm trước đây và đã được cấp thẻ, thì nay, người dân cần đến cơ quan công an một lần nữa để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử, mới có thể sử dụng tài khoản này ở mức độ 2 và khai thác mọi tiện ích của tài khoản thông qua ứng dụng VneID.

Trái lại, theo Nghị định 59, với những người chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip và hiện nay mới đi làm thẻ, thì cơ quan công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với quá trình cấp thẻ. Như vậy, người dân chỉ cần đến cơ quan công an một lần đã có thể làm đồng thời hai thủ tục để có đồng thời thẻ căn cước công dân điện tử cũng như tài khoản định danh điện tử.

Đây chính là lợi thế rất lớn của những người bây giờ mới đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip, họ không phải tốn thời gian, công sức để đến cơ quan công an 2 lần để thực hiện 2 thủ tục khác nhau.

Đây là lợi thế của những người đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip ở thời điểm này ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Tài khoản định danh điện tử dùng thay Căn cước công dân gắn chip

Cũng theo Nghị định 59, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cũng có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.

Đồng thời, tài khoản này cũng có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Hiện nay, đã có khoảng hơn 30.000 giấy phép lái xe và khoảng 1 triệu thẻ bảo hiểm y tế đã được tích hợp thông tin lên trên tài khoản định danh điện tử.

Đây là lợi thế của những người đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip ở thời điểm này ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?