“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền!

HHT - Ánh mắt "giao tiếp" nhiều hơn mức mà chủ nhân muốn - điều đó là sự thật đấy bạn! Và không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được những gì mà đôi mắt "tiết lộ".

Các chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ sẽ "bật mí" cho bạn biết cách "đọc" đôi mắt của người khác, để bạn biết rằng họ có thực sự vui khi gặp bạn không, hay họ khó chịu, căng thẳng, hay thậm chí là nói dối…

1. Kích thước của con ngươi

Bạn có thể điều khiển vẻ mặt mình, nhưng con ngươi trong mắt bạn lại có thể kể một câu chuyện khác hẳn. Khi nhìn một người hoặc một vật mà bạn yêu thích thì kích thước con ngươi trong mắt bạn tăng lên. Vậy nếu một người nhìn thấy bạn mà mắt hơi mở to ra một chút, chứng tỏ họ rất vui khi gặp bạn đấy!

“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 1

Chúng ta thường hơi mở to mắt khi thấy những gì thú vị, hay ho.

2. Mắt "liếc lung tung"

Một số chuyên gia cho rằng, khi một người ngước nhìn lên rồi nhìn sang bên phải thì có thể là đang nói dối. Nếu họ ngước nhìn lên rồi nhìn sang trái thì khả năng là họ đang nói thật. Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều như thế, nên bạn đừng vội kết luận mà hãy tìm thêm các thông tin khác đã.

3. Chớp mắt liên tục

Bạn có thể phát hiện ra ai đó đang nói dối chỉ "trong một cái chớp mắt"? Có thể đấy. Chúng ta chớp mắt ít hơn trong một số tình huống nhất định (đọc, làm việc với máy tính, mơ mộng…), và nhiều hơn khi bị căng thẳng, khi nói dối... Bạn cứ để ý những người nổi tiếng khi được phỏng vấn, bạn sẽ thấy họ thường chớp mắt nhiều hơn khi trả lời những câu hỏi khó. Nhưng tất nhiên, bạn cũng không thể gọi một người là kẻ nói dối chỉ vì họ chớp mắt nhanh hơn, bởi có thể chỉ là họ đang bị sức ép thôi.

“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 2

Hãy chú ý khi ai đó nhìn lên rồi liếc sang bên phải, có thể là họ đang nói dối đó.

4. Dụi mắt

Nếu bạn nhờ ai đó giúp đỡ và họ đồng ý nhưng đồng thời cũng dụi mắt khi trả lời bạn thì có lẽ họ không thoải mái lắm với yêu cầu của bạn đấy. Các chuyên gia ngôn ngữ cử chỉ coi hành động này là tín hiệu cực kỳ chính xác. Những tín hiệu không thoải mái khác còn bao gồm: Che hoặc chắn mắt, hoặc hơi cụp mắt xuống.

5. Nhìn thẳng vào mắt

Một người nhìn thẳng vào mắt bạn cũng không hẳn là đang nói thật. Mà có khi còn ngược lại ấy chứ. Khi một người nói dối, họ còn hay nhìn thẳng vào mắt bạn hơn, để xem bạn có tin lời họ không.

“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 3

Nhìn thẳng vào mắt cũng chưa chắc là đang nói thật.

6. Nhíu hẹp mắt lại

Bạn cứ thử đổ tội oan cho ai đó xem và họ có thể sẽ nhíu hẹp mắt lại. Con người thường nhíu hẹp mắt khi có điều gì không vừa ý hoặc khi thấy mình bị oan. Càng khó chịu thì họ càng nhíu hẹp mắt. Nhíu hẹp mắt kèm theo mím môi có thể là dấu hiệu của sự giận dữ, cáu kỉnh. Đó rõ ràng là một phản ứng tiêu cực, nên bạn hãy nghĩ lại xem mình có vừa nói gì khiến họ bực không nhé.

7. Nhướn cong lông mày

Chúng ta nhướn cong lông mày khi chúng ta vui vẻ và hài lòng. Khi một người lại gần bạn, nhướn cong lông mày, hơi mở to mắt và hỏi han bạn thì chứng tỏ họ đang có những cảm xúc tích cực với bạn đấy, hãy vui vẻ trò chuyện với họ nhé!
“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?