Du lịch tới Campuchia, bạn sẽ phải nộp đặt cọc 70 triệu ngay và luôn khi xuống máy bay

HHT - Chào mừng đến với Campuchia! Sau khi dịch COVID-19 tạm thời đã được kiểm soát thành công tại đây, du khách được hoan nghênh đến xứ sở tươi đẹp này, nhưng sẽ phải nộp khoản đặt cọc lớn ngay khi tới nơi.

Campuchia đã mở cửa để đón du khách, nhưng du khách tới nơi sẽ phải nộp đặt cọc luôn 3.000 đôla Mỹ (khoảng 70 triệu đồng) bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Đây gọi là “phí dịch vụ COVID-19”, và bạn sẽ phải nộp ngay tại sân bay, ngay khi vừa tới. Ngoài ra, bạn sẽ phải có giấy tờ chứng minh mình đã mua gói bảo hiểm du lịch có thể chi trả “không thấp hơn” 50.000 đôla (hơn 1,1 tỷ đồng) nữa. Đây là thông báo mới của chính phủ Campuchia.

Du lịch tới Campuchia, bạn sẽ phải nộp đặt cọc 70 triệu ngay và luôn khi xuống máy bay ảnh 1

Du khách tới sân bay là phải nộp đặt cọc luôn 3.000 đôla.

Trên tài khoản Twitter của Văn phòng Thủ tướng Campuchia đã ghi rõ một danh sách chi tiết những khoản phí được bao gồm trong số tiền đặt cọc 3.000 đôla đó. Trong đó sẽ có 5 đôla tiền vận chuyển du khách tới trung tâm xét nghiệm, tiếp đó là 100 đôla tiền xét nghiệm COVID-19. Mỗi đêm ngủ ở một “khách sạn được quy định”, hay “trung tâm chờ” (để chờ kết quả xét nghiệm) có giá là 30 đôla, thêm 30 đôla nữa cho ba bữa ăn trong ngày.

Ngoài ra, du khách cũng phải trả các khoản phí khác như 15 đôla tiền giặt đồ, 5 đôla mỗi ngày tiền theo dõi y tế, 3 đôla phí dịch vụ an ninh…

Du lịch tới Campuchia, bạn sẽ phải nộp đặt cọc 70 triệu ngay và luôn khi xuống máy bay ảnh 2

Khi du lịch tới Campuchia ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ phải chi trả nhiều khoản tiền.

Trừ hết các khoản phí thì số tiền còn lại sau đó sẽ được trả lại cho du khách, với điều kiện du khách và toàn bộ hành khách trên chuyến bay đó đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Mà ngay cả như thế thì du khách cũng phải tự cách ly 14 ngày ở địa điểm mà mình chọn.

Hằng ngày, du khách đều phải báo cáo với các nhân viên y tế và sẽ được xét nghiệm COVID-19 lần thứ hai vào ngày thứ 13 ở đất nước này. Lúc nào rời Campuchia, du khách lại phải trả khoản phí 30 đôla nữa để nhận được một giấy chứng nhận sức khỏe.

Du lịch tới Campuchia, bạn sẽ phải nộp đặt cọc 70 triệu ngay và luôn khi xuống máy bay ảnh 3

Rất nhiều du khách Việt Nam, Thái Lan... thích du lịch tới Campuchia. Ảnh: Theerawat Payakyut/iStock.

Còn nếu chẳng may du khách hoặc hành khách nào đó trên chuyến bay có kết quả xét nghiệm dương tính thì thôi khỏi tính đến chuyện được nhận lại một ít tiền, vì chi phí sẽ đội lên cao hơn nhiều. Trong trường hợp du khách… không qua khỏi, thì cũng sẽ mất 1.500 đôla để làm tang lễ!

Giới trẻ nhiều nước châu Á hay thích du lịch tới Campuchia đều đang thở dài và cho rằng với những điều kiện này thì tạm thời ở nhà theo dõi tình hình đã vậy, chứ “tiền đâu mà đi”.

Du lịch tới Campuchia, bạn sẽ phải nộp đặt cọc 70 triệu ngay và luôn khi xuống máy bay ảnh 4
Theo (Theo Bangkok Post)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?