Hang băng có ánh sáng cầu vồng kỳ diệu khiến ai cũng thích, nhưng vì sao không nên bước vào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một số ảnh chụp bên trong hang băng, cho thấy băng được bao phủ bởi thứ ánh sáng kỳ diệu mang sắc màu cầu vồng, khiến rất nhiều người mê mẩn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã vừa phải cảnh báo rằng không ai nên vào hang băng để chụp ảnh, dù thấy đẹp đến đâu chăng nữa. Tại sao lại như vậy?

Ít ngày trước, những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Mathew Nichols chụp bên trong một hang băng ở Công viên Quốc gia Mount Rainier (Washington, Mỹ) đã khiến nhiều người ngây ngất. Bởi vì trong hang băng có đủ các màu sắc rực rỡ của cầu vồng, như một màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo.

Sau khi xem những hình ảnh này, ai cũng muốn tới những hang băng với hy vọng nhìn thấy và chụp được ảnh ánh sáng cầu vồng đẹp mỹ miều đó.

Hang băng có ánh sáng cầu vồng kỳ diệu khiến ai cũng thích, nhưng vì sao không nên bước vào? ảnh 1

Ảnh trong hang băng khiến nhiều người ngẩn ngơ. Ảnh: Mathew Nichols.

Tuy nhiên, Dịch vụ Công viên Quốc gia (NPS) đã phải đưa ra cảnh báo rằng khách tham quan tới các công viên quốc gia ở Mỹ không nên vào các hang băng để chụp ảnh, vì việc đó có thể khiến bất kỳ ai mất mạng.

Họ giải thích rằng, việc có ánh sáng đẹp như vậy trong các hang băng là do ánh Mặt Trời chiếu qua trần băng của hang ở góc độ thích hợp. Ánh nắng có thể tạo ra một tác phẩm đẹp đến ngỡ ngàng như vậy, nhưng cũng khiến băng tan chảy, khiến trần và các vách băng trong hang dễ sụp xuống bất ngờ.

Hang băng có ánh sáng cầu vồng kỳ diệu khiến ai cũng thích, nhưng vì sao không nên bước vào? ảnh 2

Hiệu ứng ánh sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp trong hang băng. Ảnh: Mathew Nichols.

Mà nếu băng không tan thì những mảnh băng rơi xuống cũng có thể khiến người trong hang hoặc đứng gần lối vào hang bị thương nghiêm trọng hoặc thiệt mạng. Còn ở dưới mặt đất, mực nước cũng có thể dâng lên đột ngột do tuyết tan, mà nhiệt độ nước thì cực thấp. Người vào các hang băng có thể bị giảm thân nhiệt, khi kéo dài sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến hệ thần kinh…

Hang băng có ánh sáng cầu vồng kỳ diệu khiến ai cũng thích, nhưng vì sao không nên bước vào? ảnh 3

Việc vào hang băng thực ra vô cùng nguy hiểm. Ảnh: NY Post.

Thực tế, Công viên Quốc gia Mount Rainier từng phải đóng cửa một số hang băng do mất an toàn: Nhiều mảnh băng, có mảnh to bằng cái ô tô con, bị vỡ ra và rơi từ trần hang xuống, theo NPS.

Năm 2010, một cô bé 11 tuổi đã thiệt mạng trong một vụ sập hang băng ở rừng quốc gia Mt. Baker, cũng gần Công viên Quốc gia Mount Rainier. Năm 2015, một vụ sập hang băng ở Cascades cũng khiến một người thiệt mạng và 5 người khác bị thương.

Hang băng có ánh sáng cầu vồng kỳ diệu khiến ai cũng thích, nhưng vì sao không nên bước vào? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?