Hết băng đỏ như máu đến “tuyết dưa hấu” màu hồng trên núi Alps: “Điềm gở” cho Trái Đất

HHT - Màu hồng có thể là màu ưa thích của bạn, nhưng khi nó xuất hiện trên lớp tuyết ở dãy núi Alps thì nó được coi là dấu hiệu cho một thảm họa về môi trường.

Lớp tuyết màu hồng mới phủ trên dãy núi Alps ở Ý có thể khiến bạn cảm thấy thật lãng mạn. Tuy nhiên, nó bị coi là mang lại “điềm xấu” chứ không “vô hại” như vẻ ngoài của nó đâu.

Màu hồng kỳ lạ này là do tảo mà ra. Nó thường là một hiện tượng của mùa Xuân và Hè, bởi tảo sẽ cần có đủ ánh sáng, nước và hơi ấm để phát triển. Tảo làm cho tuyết có màu hồng, nên còn được gọi là “tuyết dưa hấu”, và nó sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tan của tuyết.

Hết băng đỏ như máu đến “tuyết dưa hấu” màu hồng trên núi Alps: “Điềm gở” cho Trái Đất ảnh 1

Ảnh chụp từ trên không, cho thấy có người đang đi trên lớp tuyết hồng ở núi Alps (Ý). Ảnh: Miguel Medina/AFP/Getty Images.

Lý do là tuyết càng trắng, thì nó càng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tốt hơn, giữ cho bề mặt tuyết được mát. Nhưng sự nóng lên của Trái Đất đã gây đủ tác hại cho các vùng núi và vùng cực rồi, thế mà giờ còn xuất hiện tảo màu hồng này nữa, khiến ánh Mặt Trời được hấp thụ nhiều hơn thay vì bị phản chiếu. Một nghiên cứu của năm 2019 đã cho biết rằng, đến một nửa lớp băng tuyết ở dãy núi Alps có thể sẽ biến mất nếu nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Thêm hiện tượng “tuyết dưa hấu” thì băng tuyết sẽ càng tan nhanh hơn, khiến khí hậu càng bị biến đổi nhiều và nhanh.

Hết băng đỏ như máu đến “tuyết dưa hấu” màu hồng trên núi Alps: “Điềm gở” cho Trái Đất ảnh 2

Tuyết màu hồng sẽ tan nhanh hơn, và các nhà khoa học gọi đó là "điềm gở" cho Trái Đất. Ảnh: Miguel Medina/AFP/Getty Images.

Mà năm nay, “tuyết dưa hấu” cũng không chỉ xuất hiện ở núi Alps. Mới vài tuần trước, bang Alaska của Mỹ cũng có tuyết hồng. Hồi tháng 3, các nhà nghiên cứu Ukraina ở đảo Galindez (vùng Nam Cực) cũng thấy có lớp băng màu đỏ như máu.

Hết băng đỏ như máu đến “tuyết dưa hấu” màu hồng trên núi Alps: “Điềm gở” cho Trái Đất ảnh 3

Băng đỏ như máu ở gần Nam Cực.

Nhiều nhà khoa học cho rằng cần nghiên cứu nhiều hơn về “vòng tròn tuyết hồng và khí hậu” này, tức là khí hậu thay đổi dẫn đến việc tảo phát triển nhiều hơn, rồi từ đó lại dẫn tới việc băng tuyết tan nhanh và tiếp tục làm biến đổi khí hậu nhanh hơn. Nói cho cùng, tuyết màu hồng có thể sẽ tạo nên khung cảnh khá đẹp mắt, nhưng lại không có lợi một chút nào cho Trái Đất của chúng ta cả.

Hết băng đỏ như máu đến “tuyết dưa hấu” màu hồng trên núi Alps: “Điềm gở” cho Trái Đất ảnh 4
Theo (Theo Gizmodo)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?