Hết rét đậm rét hại, thời tiết miền Bắc thay đổi hẳn từ giờ đến Tết ông Công ông Táo

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau hơn một tuần rét đậm rét hại, thời tiết miền Bắc bắt đầu có sự thay đổi đáng kể từ đầu tuần này đến ngày Tết ông Công ông Táo (thứ Sáu, 2/2). Vậy ở miền Bắc và Hà Nội, mấy ngày tới thời tiết có ấm lên nhiều không?

Ngày 29/1, phần lớn miền Bắc và Bắc Trung Bộ còn rét đậm, một số nơi vẫn còn rét hại, chủ yếu ở miền núi. Nhưng ngay cả tình trạng rét đậm cũng sắp qua.

Trong ngày 29/1, một số tỉnh thành ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rải rác, đánh dấu thời điểm thời tiết bắt đầu thay đổi đáng kể, gió thay đổi giữa Đông Bắc - Tây Bắc chứ không hoàn toàn là gió Đông Bắc rét như những ngày trước đó.

Từ ngày 30/1, ở nhiều tỉnh thành Bắc Bộ như thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên… bắt đầu có gió Đông - Đông Nam. Với việc trời chuyển gió, độ ẩm ở những tỉnh thành này cũng tăng lên, vào buổi tối và sáng sớm, độ ẩm có thể lên đến hơn 90%, trưa và chiều là hơn 70% đến hơn 80%.

Hết rét đậm rét hại, thời tiết miền Bắc thay đổi hẳn từ giờ đến Tết ông Công ông Táo ảnh 1

Nhiệt độ ở Hà Nội và một số tỉnh thành miền Bắc vào chiều ngày thứ Ba, 30/1. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap.

Đáng chú ý nhất là sự thay đổi về nhiệt độ. Ngay từ thứ Ba, 30/1, nhiệt độ ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc bắt đầu tăng, sáng sớm và đêm vẫn rét nhưng không rét đậm, trưa và chiều thì nhiệt độ tăng khá nhiều, lên đến hơn 20oC.

Xu hướng tăng nhiệt độ này vẫn tiếp diễn trong những ngày sau đó, mỗi ngày có thể tăng 2 - 3oC, trong ngày nhiều lúc có nắng.

Đến ngày Tết ông Công ông Táo (thứ Sáu, 2/2 dương lịch), Hà Nội và các tỉnh thành lân cận ở miền Bắc đều có thời tiết ban ngày khá ấm áp, nhiệt độ thực ngoài trời lên đến 25 - 28oC. Ban đêm và sáng sớm thì trời vẫn rét nhưng không rét đậm rét hại, nhiệt độ Hà Nội ở mức 19 - 20oC, các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn thì nhiệt độ trên dưới 16oC.

Hết rét đậm rét hại, thời tiết miền Bắc thay đổi hẳn từ giờ đến Tết ông Công ông Táo ảnh 2

Dự báo nhiệt độ Hà Nội từ 4h đến 22h ngày Tết ông Công ông Táo (2/2), có thể thấy trời khá ấm áp. Ảnh: Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh.

Sau ngày 2/2, có thể sẽ có một đợt gió mùa Đông Bắc nữa khiến nhiệt độ miền Bắc giảm, tuy nhiên hiện tại các trang khí tượng lớn đang có những dự báo khá khác nhau và độ chắc chắn chưa cao.

Hết rét đậm rét hại, thời tiết miền Bắc thay đổi hẳn từ giờ đến Tết ông Công ông Táo ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, nhiệt độ Hà Nội có thể xuống 8 độ C

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh rất mạnh, nhiệt độ Hà Nội có thể xuống 8 độ C

HHT - Nhiệt độ ở miền Bắc nước ta đang tăng dần trước khi đón đợt không khí lạnh tiếp theo. Tuy nhiên, đợt không khí lạnh sau đó mới đáng chú ý hơn, vì nó có cường độ mạnh hơn hẳn, dự báo có thể “kéo” nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội xuống mức rét hại ở những thời điểm nhất định trong ngày.
350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

HHT - Vụ việc 350 con voi thiệt mạng một cách bí ẩn ở châu Phi được các nhà khoa học gọi là một “thảm họa”. Những con voi này cứ đi thành vòng tròn trước khi gục xuống và mất mạng, khiến nhiều giả thuyết đã được đưa ra, bao gồm cả giả thuyết voi bị “nhiễm sóng của người ngoài hành tinh”. Nhưng giờ đây, sau nhiều nghiên cứu, nguyên nhân thực sự có thể đã được xác định.
Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

HHT - Một vòng tròn băng tròn vành vạnh như được ai vẽ bằng compa đã xuất hiện trên một con sông ở Nga khiến nhiều người rất ngạc nhiên và tò mò. Đây là hiện tượng hiếm có, không nhiều người được nhìn thấy. Vậy “tác phẩm nghệ thuật của tự nhiên” này là gì và có thể được giải thích thế nào?
“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

HHT - Sự xuất hiện của một đám mây giống hệt con cá - giống tới từng chi tiết nhỏ - khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí xem ảnh còn cảm thấy như ảnh ghép. Người ta cũng liên tưởng tới hình tượng “cá chép bay lên trời”, vốn rất phổ biến trong văn hóa phương Đông. Vậy “cá chép đỏ” trên bầu trời có thể được giải thích thế nào?