Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái Đất?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong khi chúng ta cứ mải mê ngước lên vũ trụ để tìm dấu hiệu của sinh vật ngoài Trái Đất, thì một phát hiện mới lại khiến các nhà khoa học cho rằng, có thể chính chim cánh cụt là loài đến từ hành tinh khác. Tại sao lại như vậy?

Phải chăng trong nhiều trường hợp, những điều mà chúng ta cứ mải mê tìm kiếm ở những nơi xa xôi thực ra lại ở ngay trước mắt mình?

Qua một trong những khám phá mới đây, các nhà khoa học ở Anh bây giờ tin rằng chim cánh cụt “có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới”. Do đó, họ cho rằng việc nghiên cứu chim cánh cụt có thể giúp con người trên Trái Đất hiểu thêm về những loài sinh vật khác đến từ những thế giới khác.

Điều này được đưa ra sau khi các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết của một chất gọi là phosphine trong phân chim cánh cụt.

Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái Đất? ảnh 1

Chim cánh cụt đúng là trông rất lạ, liệu có phải đó là do chúng đến từ hành tinh khác? Ảnh: Junko Kimura/ Getty Images.

Việc đó khiến các nhà khoa học rất bất ngờ bởi họ không hề biết là làm sao mà phosphine có thể xuất hiện trên Trái Đất, khi mà chất này được tin rằng tồn tại trên tận... sao Kim cơ. Vậy chẳng lẽ sao Kim từng là nơi có sự sống và chim cánh cụt thực ra đến từ đó? Mà nếu thế thì chúng đã đến Trái Đất bằng cách nào? Phát hiện mới đang khiến các nhà khoa học rất tò mò về nguồn gốc của loài chim này.

Để tìm hiểu xem làm sao mà trong phân chim cánh cụt lại có dấu vết của chất phosphine, giờ các nhà khoa học có kế hoạch sẽ nghiên cứu chim cánh cụt ở Nam Cực, theo tờ The Daily Star.

Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái Đất? ảnh 2

Các nhà khoa học có kế hoạch nghiên cứu nguồn gốc của chim cánh cụt. Ảnh: Times Now News.

Theo Tiến sĩ Dave Clements ở ĐH Imperial (London), các nhà khoa học tin rằng việc tìm thấy chất phosphine trong phân chim cánh cụt là thật, nhưng chưa biết cái gì đã tạo ra chất này.

Năm 2020, người ta đã tìm ra những dấu vết của phosphine trong các tầng khí bao quanh sao Kim - vốn có nhiều điểm tương tự với Trái Đất.

Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái Đất? ảnh 3

Sao Kim thường được gọi là "chị em sinh đôi" của Trái Đất. Ảnh: Universe Today.

Còn hiện tại, đang có nhiều nghiên cứu về sự sống ngoài Trái Đất trước thời điểm kính thiên văn lớn nhất thế giới James Webb được phóng (ngày 18/12) để khám phá vũ trụ, tìm kiếm sự sống trong không gian bao la đó.

Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái Đất? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?