"Lỗ đen chạy trốn" đang lao đi trong vũ trụ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó bay vào Hệ Mặt Trời?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - “Lỗ đen chạy trốn” này đang “xé” không gian mà bay đi trong vũ trụ, để lại đằng sau đó cả một vệt dài những ngôi sao. Đây là điều khiến các nhà khoa học cũng bối rối, vì nó “không giống với bất kỳ điều gì từng được thấy”.

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) mới “bắt” được những hình ảnh của một lỗ đen lạ thường, được gọi là “lỗ đen chạy trốn”. Nó đang lao đi như tên bắn (thực ra là nhanh hơn nhiều) trong vũ trụ.

NASA còn gọi lỗ đen này là “con quái vật vô hình”, vì nó cực lớn, nặng “khoảng bằng 20 triệu Mặt Trời”. Nó cũng được cho là để lại đằng sau một “vệt” những ngôi sao mới, dài đến 200.000 năm ánh sáng.

"Lỗ đen chạy trốn" đang lao đi trong vũ trụ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó bay vào Hệ Mặt Trời? ảnh 1

Hình ảnh mô phỏng "lỗ đen chạy trốn". Ảnh: NASA, ESA, Leah Hustak (STScI).

Theo NASA thì ban đầu, khi vô tình thấy hiện tượng này qua kính Hubble, họ tưởng các camera của kính bị xước. Nhưng xem xét kỹ hơn thì NASA tin rằng đó là một lỗ đen bị “ném” ra khỏi thiên hà của nó. Sự việc này được ghi lại bởi Giáo sư Pieter van Dokkum ở ĐH Yale và được xuất bản trên Tạp chí Vật lý Thiên văn. Ông Van Dokkum viết rằng hiện tượng này “không giống bất kỳ điều gì chúng tôi từng thấy”.

Nếu “lỗ đen chạy trốn” này vào Hệ Mặt Trời của chúng ta, nó có thể bay từ Trái Đất đến Mặt Trăng chỉ trong 14 phút. Tất nhiên, khi một lỗ đen ở gần một hành tinh hay ngôi sao thì nó sẽ “ăn” luôn.

Đây là video mô phỏng việc một lỗ đen “ăn” một ngôi sao:

Nguồn: NASA.

Hiện các nhà khoa học đang hy vọng có thể tìm được nguồn gốc của lỗ đen đang lao đi trong vũ trụ kia, và hy vọng có thể biết được rồi nó sẽ đi đâu. Nếu những giả thuyết của NASA là chính xác, thì đây sẽ là lần đầu tiên một lỗ đen được xác nhận là bị “đá” ra khỏi thiên hà quê hương của nó.

"Lỗ đen chạy trốn" đang lao đi trong vũ trụ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó bay vào Hệ Mặt Trời? ảnh 2

Việc "lỗ đen chạy trốn" này lạ thường đến mức ban đầu, các nhà khoa học còn tưởng các camera của kính Hubble có vết xước. Ảnh: NASA, ESA, Leah Hustak (STScI).

Và ai cũng hy vọng “lỗ đen chạy trốn” này sẽ không vô tình lao vào Hệ Mặt Trời của chúng ta. Bởi nó sẽ “ăn” mọi thứ, rồi có thể tạo ra những ngôi sao mới, gần như chức năng Reset trên điện thoại vậy.

"Lỗ đen chạy trốn" đang lao đi trong vũ trụ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó bay vào Hệ Mặt Trời? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?