Một "cái hố" dị thường ngày càng mở rộng phía trên Trái Đất, ảnh hưởng thế nào đến con người?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Có một “cái hố” dị thường từ tính ở phía trên khu vực Nam Mỹ đang mở rộng dần, gây ra những nguy cơ ngày càng lớn cho Trái Đất, mà chưa một nhà khoa học nào hiểu được lý do vì sao.

Một “cái hố” trên không trung đang khiến các nhà địa vật lý cũng phải đau đầu khi nó ngày càng mở rộng một cách khó hiểu.

Đây được gọi là một “hố dị thường từ tính”, ở trên không trung khu vực Nam Đại Tây Dương, được phát hiện lần đầu vào năm 1958. Nó thuộc vành đai từ tính vốn tạo ra một lớp bảo vệ Trái Đất trước các tia bức xạ từ Mặt Trời và vũ trụ. Vành đai bảo vệ này cũng “đẩy” các hạt tích điện về phía các cực. Tuy nhiên, “cái hố” này lại là một vùng từ tính yếu. Và vấn đề là các quan sát mới của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) lại phát hiện ra rằng nó ngày càng mở rộng, đặc biệt về phía hai nước Argentina và Brazil, mà chẳng ai biết vì sao.

Một "cái hố" dị thường ngày càng mở rộng phía trên Trái Đất, ảnh hưởng thế nào đến con người? ảnh 1

Vùng dị thường từ tính ở phía Nam Đại Tây Dương đang mở rộng mà không ai hiểu vì sao. Ảnh: Christopher Finlay, Clemens Kloss, Nils Olsen.

Vùng yếu dị thường này trong từ trường của Trái Đất trước hết khiến các vệ tinh và Trạm vũ trụ Quốc tế phải chịu nguy cơ bức xạ lớn hơn, nên các thiết bị, vệ tinh cũng dễ hỏng hơn. Không chỉ vậy, vùng này - được gọi là Dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) - còn cho phép các hạt xâm nhập sâu hơn về phía Trái Đất ở khu vực này so với những nơi khác. Việc đó được cho là có thể làm rối loạn các mạng lưới máy vi tính, làm hỏng dữ liệu được lưu trữ và ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận cảm biến.

Một "cái hố" dị thường ngày càng mở rộng phía trên Trái Đất, ảnh hưởng thế nào đến con người? ảnh 2

Các hệ thống mạng máy tính trên Trái Đất có thể bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: Ohio.edu.

Đó là lý do các cơ quan nghiên cứu không gian và các công ty vận hành vệ tinh thương mại đang rất muốn hiểu được chuyện gì đang diễn ra. Việc hiểu được lý do có thể sẽ giúp các nhà địa vật lý có dự báo chính xác hơn cho việc phóng vệ tinh trong tương lai, cũng như làm sao để mọi người trên Trái Đất tránh các nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bức xạ. Bởi vào mùa Hè, khi ánh nắng Mặt Trời gay gắt hơn, thì việc có một vùng bị yếu đi trong hàng rào bảo vệ của Trái Đất sẽ càng khiến con người ở khu vực đó chịu cảnh nắng nóng dữ dội hơn, sức khỏe dễ bị ảnh hưởng hơn.

Một "cái hố" dị thường ngày càng mở rộng phía trên Trái Đất, ảnh hưởng thế nào đến con người? ảnh 3

Hàng rào bảo vệ của Trái Đất có một vùng yếu thì khu vực đó có thể sẽ chịu nắng nóng dữ dội hơn vào mùa Hè. Ảnh minh họa: Getty.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về những hiện tượng thế này thường tốn nhiều thời gian, ngay cả các nhà khoa học cũng nói rằng vùng dị thường từ tính này “sẽ không nhanh chóng biến mất được đâu”.

Một "cái hố" dị thường ngày càng mở rộng phía trên Trái Đất, ảnh hưởng thế nào đến con người? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?