Một tiểu hành tinh “nguy hiểm tiềm tàng” sắp bay sát Trái Đất, bạn có thể xem trực tiếp

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Tiểu hành tinh này được gọi là “nguy hiểm tiềm tàng” vì nó khá lớn - gấp đôi kích thước của tòa nhà Empire State ở New York (Mỹ), lại bay qua rất gần Trái Đất. Đây sẽ là lần nó đến gần Trái Đất nhất trong thế kỷ này, và bạn có cách để theo dõi trực tiếp khi nó đến.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự tính rằng, một tiểu hành tinh còn lớn hơn cả tòa nhà cao nhất thế giới, sẽ có lần “tiếp cận” Trái Đất gần nhất trong thế kỷ này vào sáng sớm ngày mai (giờ Việt Nam). Tiểu hành tinh này tên là 7482 (1994 PC1).

Theo ước lượng thì 7482 có kích thước khoảng 1,1km, tức là hơn gấp đôi chiều cao của tòa nhà Empire State, và hơn vài trăm mét so với chiều cao của Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới, ở Dubai (UAE).

Một tiểu hành tinh “nguy hiểm tiềm tàng” sắp bay sát Trái Đất, bạn có thể xem trực tiếp ảnh 1

Tiểu hành tinh 7482 có kích thước khá lớn, hơn cả tòa nhà cao nhất thế giới. Ảnh: Mail Online.

NASA cho rằng, 7482 có thể đến cách Trái Đất khoảng 1,9 triệu km - với khoảng cách như thế, đây sẽ là lần đến gần Trái Đất nhất của 7482 kể từ ngày 17/1/1933. Lần tới nó quay lại sẽ là tháng 7 năm nay, nhưng sẽ ở xa hơn nhiều. Còn lần tiếp theo mà 7482 có thể sẽ bay gần Trái Đất tương tự như hôm nay được dự đoán là ngày 18/1/2105, lúc đó có lẽ chúng ta không thể thấy được.

Một tiểu hành tinh “nguy hiểm tiềm tàng” sắp bay sát Trái Đất, bạn có thể xem trực tiếp ảnh 2

Hình 7482 bay ngang Trái Đất. Ảnh: NASA/ JPL.

7482 được phát hiện ra từ tháng 8/1994 và nó vẫn được theo dõi từ hồi đó đến giờ. Lần này, khi 7482 đến gần Trái Đất như vậy thì Dự án Kính viễn vọng Ảo sẽ truyền trực tiếp (livestream) khi tiểu hành tinh này bay qua. Theo thông tin của dự án này thì 7482 sẽ khá sáng và dễ quan sát. Bạn có thể theo dõi livestream tại trang Virtualtelescope.eu, hoặc tại đây, bắt đầu từ 3h sáng ngày 19/1/2022:

Các nhà khoa học đã biết đến khoảng hơn 1 triệu tiểu hành tinh, khá nhiều trong số đó có bay ngang qua Trái Đất. Theo Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của ĐH Johns Hopkins thì có khoảng 25.000 tiểu hành tinh gần Trái Đất, có kích thước ít nhất khoảng 150m, có thể “tàn phá” cả một khu vực nếu đâm phải hành tinh của chúng ta.

Một tiểu hành tinh “nguy hiểm tiềm tàng” sắp bay sát Trái Đất, bạn có thể xem trực tiếp ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?