NASA đăng video mô phỏng lỗ đen, cảnh báo “đừng nhìn lâu kẻo bị hút vào”, netizen nói gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới chia sẻ một video mô phỏng sự xuất hiện của lỗ đen - một khái niệm mà dù chúng ta có đọc hết vài cuốn sách cũng chưa chắc hình dung ra. NASA cảnh báo nửa đùa nửa thật: “Đừng nhìn lâu, kẻo sẽ bị hút vào đấy”. Còn những người đã xem video thì thừa nhận rằng lỗ đen có “sức hút” kỳ lạ thật.

Những bí ẩn trong vũ trụ bao la luôn có sức hút với hầu hết mọi người. Trong đó, có một khái niệm hay được nhắc đến nhưng lại rất khó tưởng tượng, chính là lỗ đen.

NASA đã vừa đăng tải một video mô phỏng sự xuất hiện của lỗ đen như được nhìn thấy ở rìa của nó. Video này cho thấy lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen có thể bóp méo tầm nhìn của chúng ta bằng cách làm cong môi trường xung quanh nó, như thể khi bạn nhìn vào những cái gương làm méo hình trong các nhà gương ở công viên giải trí vậy.

Đây là video:

Nguồn: NASA.

Video cũng cho thấy những vật chất bị hút vào tạo thành một cấu trúc mỏng và siêu nóng (có thể lên tới hàng triệu độ), gọi là đĩa bồi tụ. Lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen làm thay đổi đường đi của ánh sáng từ những vùng khác nhau của đĩa, tạo ra cái vẻ méo mó như vậy. Ở trung tâm là bóng của lỗ đen, nơi được coi là “một đi không trở lại”, bởi chẳng gì có thể thoát khỏi nó được.

“Đừng nhìn lâu vào video này, bạn có thể bị hút vào đấy” - NASA cảnh báo. Tất nhiên không ai bị hút vào màn hình cả, nhưng netizen đều thừa nhận rằng hình ảnh lỗ đen có sức mê hoặc như thôi miên, nhìn rất ấn tượng.

NASA đăng video mô phỏng lỗ đen, cảnh báo “đừng nhìn lâu kẻo bị hút vào”, netizen nói gì? ảnh 1

Từng có lý thuyết rằng những gì bị hút vào lỗ đen có thể sẽ được "nhả" ra ở một nơi nào đó trong vũ trụ, ở một thời điểm nào đó trong tương lai, kiểu như vượt không gian thời gian vậy. Ảnh: Shutterstock.

NASA cho biết, hình ảnh lỗ đen này đã được tạo ra lần đầu tiên từ vài năm trước đây, giờ họ đăng lại nhân Tuần lễ Lỗ đen (ngày 2 - 6/5/2022). NASA thừa nhận, “vẫn còn rất nhiều điều cần tìm hiểu” về khái niệm bí ẩn này.

Còn Jeremy Schnittman, người đã dùng phần mềm của NASA để tạo ra video, thì khẳng định, dù sao cũng không phải dễ để hình dung ra điều mà Einstein nói, rằng lực hấp dẫn uốn cong cả không gian và thời gian.

NASA đăng video mô phỏng lỗ đen, cảnh báo “đừng nhìn lâu kẻo bị hút vào”, netizen nói gì? ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?