Ngày càng nhiều người thiệt mạng vì nắng nóng, dự báo khu vực nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Kết quả của một nghiên cứu mới cho thấy, nắng nóng là lý do lấy đi mạng sống của rất nhiều người trong những năm gần đây. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đưa ra dự báo về những khu vực trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu trong năm nay và những năm trước mắt.

Tình trạng nóng lên của Trái Đất đang đem lại những hậu quả nặng nề, mà đáng chú ý là nhiều ca tử vong vì nắng nóng.

Theo báo cáo mới nhất của Nature Climate Change, một tạp chí khoa học danh tiếng, thì từ năm 1991 đến 2018, hơn 1/3 tổng số ca tử vong có liên quan đến nhiệt đều có lý do là sự nóng lên của Trái Đất.

Đây được coi là nghiên cứu lớn nhất từng được thực hiện trong lĩnh vực này, được dẫn dắt bởi một số trường đại học thuộc Mạng lưới Nghiên cứu Hợp tác Đa quốc gia Đa thành phố (MCC). Họ đã sử dụng dữ liệu từ 732 địa điểm tại 43 nước trên khắp thế giới để lần đầu tiên cho thấy số người tử vong do sự biến đổi khí hậu, vốn bắt nguồn từ chính những hoạt động của con người.

Ngày càng nhiều người thiệt mạng vì nắng nóng, dự báo khu vực nào bị ảnh hưởng nhiều nhất? ảnh 1

Nhật Bản trải qua những mùa Hè nóng kỷ lục trong những năm gần đây. Ảnh: Kyodo News.

Cụ thể, nghiên cứu này ước tính rằng có 37% số ca tử vong liên quan đến nhiệt trong những mùa Hè gần đây có lý do là sự nóng lên của hành tinh. Ví dụ ở một số thành phố là: 136 ca/ năm ở Santiago, Chile (là 44,3% tổng số ca tử vong do nhiệt ở thành phố này); 156 ca ở Tokyo, Nhật Bản (tỷ lệ là 35,6%); 146 ca ở Bangkok, Thái Lan (tỷ lệ là 53,4%); 137 ca ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam (tỷ lệ là 48,5%)… Các nhà nghiên cứu cho rằng, những con số này là bằng chứng mới, cho thấy con người cần nhanh chóng có những thay đổi hợp lý để chống lại sự biến đổi khí hậu.

Ngày càng nhiều người thiệt mạng vì nắng nóng, dự báo khu vực nào bị ảnh hưởng nhiều nhất? ảnh 2

Hàn Quốc cũng cho biết, mỗi mùa Hè gần đây đều có hàng ngàn người bị các bệnh liên quan đến nắng nóng. Ảnh: Ahn Young-joon/ AP.

Tiến sĩ Ana M. Vicedo-Cabrera ở ĐH Bern, một trong các tác giả của nghiên cứu, nói: “Chúng tôi cho rằng tỷ lệ các ca tử vong liên quan đến nắng nóng sẽ còn tăng nếu chúng ta không hành động”.

Ngoài ra, sự nóng lên của Trái Đất còn gây ra cháy rừng và những kiểu thời tiết cực đoan, bệnh dịch…

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, dữ liệu ở một số vùng còn khá ít ỏi, như ở châu Phi và Nam Á, tuy nhiên, họ khẳng định rằng những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự nóng lên của Trái Đất - tức là những vùng sẽ có những đợt nóng gay gắt hơn và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn - là Trung, Nam Mỹ và Đông Nam Á.

Ngày càng nhiều người thiệt mạng vì nắng nóng, dự báo khu vực nào bị ảnh hưởng nhiều nhất? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?