Nghiên cứu giật mình: Cơ thể con người hiện nay còn nhiều mỡ hơn cả… heo

HHT - Từ lâu, các chuyên gia y tế đã cảnh báo về tình trạng thừa cân ở con người. Nhưng nghiên cứu mới này thì đúng là khiến chúng ta giật mình thật!

Ai cũng biết rằng tỷ lệ béo phì ở con người đang lên cao đến mức chưa từng có. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này của Ủy ban Phát triển Nông nghiệp và Làm vườn ở Anh đã đưa ra kết quả khiến nhiều chuyên gia y tế thấy lo lắng cho sức khỏe của con người.

Theo nghiên cứu thì trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ mỡ phổ biến ở heo đã giảm từ 30% xuống còn 16%. Nhà nghiên cứu Christine Walsh cho biết, heo không còn béo như con người vẫn nghĩ nữa, mà heo bây giờ “thon” hơn trước đây nhiều. Tất nhiên, ở khía cạnh này thì nghiên cứu tập trung vào sức khỏe của heo.

Nghiên cứu giật mình: Cơ thể con người hiện nay còn nhiều mỡ hơn cả… heo ảnh 1

Tỷ lệ mỡ trong cơ thể heo đang giảm xuống.

Tuy nhiên, từ đó, các nhà nghiên cứu lại thực hiện so sánh và thấy con người đang đi theo hướng ngược lại: Tỷ lệ mỡ trong cơ thể người (tính trung bình) đang ở mức “tệ nhất” và tiếp tục gia tăng theo từng năm.

Kết quả từ cuộc Điều tra Sức khỏe ở Anh gần đây cũng cho thấy rằng con người nói chung, đặc biệt là người Anh, đang có tỷ lệ thừa cân rất cao. Nghiên cứu của giảng viên Susan Jebb (Đại học Oxford) trên 400.000 người cũng cho thấy, ở những người tầm 40 tuổi mà chỉ hơi thừa cân (chứ chưa đến mức béo phì) thì tỷ lệ mỡ trong cơ thể đã là 21-25% (nam giới) và 33-38% (nữ giới). Trong khi đó, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, thì nói chung, tỷ lệ mỡ trong cơ thể được coi là lành mạnh và đẹp là 21-33% (nữ giới) và 8-21% (nam giới).

Nghiên cứu giật mình: Cơ thể con người hiện nay còn nhiều mỡ hơn cả… heo ảnh 2

Các bác sĩ cho rằng tỷ lệ béo phì hiện nay, ở cả trẻ em lẫn người lớn, đều rất đáng lo ngại.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự phân bố mỡ trong cơ thể ở người và heo rất khác nhau. Ở người, mỡ có thể tập trung ở một số bộ phận/ cơ quan nhất định, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Còn các chuyên gia y tế thì nhắc lại rằng việc con người có xu hướng mập hơn là do chế độ ăn và phong cách sống không lành mạnh: Ăn nhiều thức ăn nhanh, ít vận động, ngồi học hoặc làm việc nhiều giờ liên tục ở cùng một tư thế…

Nghiên cứu giật mình: Cơ thể con người hiện nay còn nhiều mỡ hơn cả… heo ảnh 3

Thay đổi chế độ ăn và phong cách sống là những bước đi hợp lý để giữ cơ thể khỏe mạnh.

Bởi vậy, việc thay đổi những thói quen nho nhỏ hằng ngày là rất quan trọng để cải thiện cả sức khỏe lẫn vẻ đẹp của chúng ta. Chẳng hạn, bạn hãy ăn đúng bữa và nhiều rau củ quả, vận động đều đặn, không uống nước ngọt… Các nhà nghiên cứu về sức khỏe khẳng định rằng, béo phì là một mối lo hàng đầu đối với sức khỏe con người, và mỗi người đều nên có “biện pháp mạnh” trước khi tỷ lệ mỡ lại tăng cao hơn nữa.

Nghiên cứu giật mình: Cơ thể con người hiện nay còn nhiều mỡ hơn cả… heo ảnh 4 
Theo (Theo The Health Mania)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?