Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhiều người không khỏi giật mình khi nhận được tin nhắn từ ngân hàng mà mình đang có tài khoản, thông báo rằng một khoản tiền cụ thể đang được chuyển đi. Đây có phải là tin nhắn lừa đảo không, có phải ai đó đã truy cập được tài khoản của người nhận tin nhắn và đang tìm cách chuyển khoản đi không?

Gần đây, một số người cho biết họ nhận được những tin nhắn “đáng nghi”, thật thật giả giả, gây lo ngại.

Tin nhắn đó đến từ một ngân hàng mà người nhận có tài khoản. Nội dung tin nhắn cơ bản là kiểu thế này: “Bạn đang yêu cầu chuyển khoản 1.500.000 VNĐ tới Nguyen Van A (một cái tên cụ thể nào đó). Nếu bạn không muốn chuyển khoản số tiền này, vui lòng bấm (đường link) để hủy ngay”.

Phải nói ngay rằng đây là tin nhắn lừa đảo.

Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo? ảnh 1

Thủ đoạn giả mạo tin nhắn từ ngân hàng/ dịch vụ thanh toán trực tuyến đang được thực hiện ở nhiều nước, những người dùng các dịch vụ thanh toán của nước ngoài càng dễ nhận được những tin nhắn này, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ảnh minh họa: Fox News.

Nội dung các tin nhắn có thể hơi khác nhau, nhưng trong đó đều có vài yếu tố “đèn đỏ”:

- Sự gấp gáp: Những kẻ lừa đảo khai thác nỗi sợ bị mất tiền của nạn nhân để thúc giục nạn nhân hành động ngay. Nên trong tin nhắn thường có những cụm từ như “hủy ngay”, “bấm ngay”… Người nhận tin nhắn sẽ có cảm giác nếu mình không hành động ngay thì sẽ phải chịu hậu quả, vì vậy chẳng kịp suy nghĩ kỹ.

- Đường link: Khi nạn nhân bấm vào link thì máy có thể nhiễm virus, hoặc có thể bị mất thông tin cá nhân…

- Có những thông tin cụ thể nhưng xa lạ: Những kẻ lừa đảo có một “con bài” rất thông minh là đưa ra một cái tên và một con số cụ thể, để tạo cảm giác đây là tin nhắn thật từ ngân hàng.

- Tên ngân hàng: Những kẻ lừa đảo rất giỏi giả mạo, khiến tin nhắn trông như thể đến từ một ngân hàng nào đó, hoặc từ một số điện thoại tổng đài. Tuy nhiên, người dân cần hết sức cẩn thận với những tin nhắn kiểu này vì hiện nay nhiều ngân hàng đã không gửi xác nhận chuyển tiền qua tin nhắn nữa (và nhiều người cũng đã đăng ký không nhận tin nhắn xác nhận chuyển tiền).

Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo? ảnh 2

Tin nhắn giả mạo ngân hàng thực ra đã có từ lâu, thỉnh thoảng lại được "tái sử dụng" với kiểu nội dung mới. Ảnh minh họa: TPO.

Ngoài ra, người dân cần thận trọng khi thấy trong tin nhắn có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp hoặc dấu câu - tin nhắn từ các ngân hàng hoặc cơ quan Chính phủ thường được viết rất chuyên nghiệp, không có lỗi.

Hiện nay, gửi tin nhắn xác nhận chuyển khoản đang là kiểu lừa đảo được thực hiện ở nhiều nước, không chỉ nước ta. Người nhận tin nhắn rất lo rằng nếu mình không làm gì thì tiền trong tài khoản mình sẽ bị chuyển đi. Vì vậy, để chắc chắn, người dân nếu nhận được tin nhắn kiểu như trên có thể liên lạc ngay với ngân hàng qua những kênh chính thức (đường dây nóng 24/24) để kiểm tra xem liệu tài khoản của mình có vấn đề gì không.

Các kiểu lừa đảo ngày càng đa dạng, nên người dân cần luôn cảnh giác và lưu ý một điều: Các cơ quan, tổ chức chính thống, hợp pháp đều không bao giờ gây sức ép qua tin nhắn, bảo rằng phải hành động ngay hoặc bấm vào đường link. Vì vậy, nếu cần, người dân hãy tự liên lạc lại với cơ quan/ tổ chức liên quan để xác nhận, tránh bị lừa.

Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Gen Z kể chuyện ông ngoại là cựu chiến binh: Đồng đội không từ bỏ và tình yêu đẹp
Gen Z kể chuyện ông ngoại là cựu chiến binh: Đồng đội không từ bỏ và tình yêu đẹp
HHT - Trong những ngày hừng hực khí thế cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, không ít bạn trẻ có ông bà là cựu chiến binh đã chia sẻ những câu chuyện đầy xúc động. Trong số đó, một cô bạn trên Threads đã khiến dân mạng rưng rưng với câu chuyện về tình đồng đội và tình yêu thủy chung của ông ngoại thời chiến.

Có thể bạn quan tâm

Cách phát hiện những lời quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng và bổ sung không đáng tin

Cách phát hiện những lời quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng và bổ sung không đáng tin

HHT - Việc nhiều loại sữa giả bị cơ quan công an phát hiện trong thời gian gần đây, cộng với một số loại thực phẩm bổ sung không như quảng cáo khiến người tiêu dùng lo ngại, vì những sản phẩm đó được nhiều người nổi tiếng quảng cáo, thậm chí một số bác sĩ còn khuyến khích bệnh nhân dùng. Vậy làm thế nào để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng một cách thông minh?
Vật thể sáng bí ẩn bay lượn trên bầu trời Canada, chưa ai giải thích được

Vật thể sáng bí ẩn bay lượn trên bầu trời Canada, chưa ai giải thích được

HHT - Nhiều người dân ở Canada đã rất ngạc nhiên khi thấy trên bầu trời buổi tối xuất hiện một vật thể - tạm gọi là vật thể vì chưa ai biết nó là gì - bí ẩn, nhiều màu, làm sáng rực cả một khoảng trời. Vật thể này còn bay lượn, trong khi đó vẫn tỏa ra ánh sáng sặc sỡ. Đã có nhiều lời đồn đoán về vật thể này, bao gồm cả việc nó là đĩa bay của người hành tinh khác.
Dùng sữa giả có nguy cơ gì và làm sao để nhận biết sữa giả, kém chất lượng?

Dùng sữa giả có nguy cơ gì và làm sao để nhận biết sữa giả, kém chất lượng?

HHT - Vụ việc phát hiện 573 nhãn hiệu sữa giả (sữa bột các loại), trong đó có những loại dành cho trẻ em, trẻ sinh non, phụ nữ mang bầu, người bệnh…, đang được công chúng rất quan tâm và tất nhiên ai cũng lo ngại. Vậy ở phía người tiêu dùng, làm sao để nhận biết sữa giả và các sản phẩm sữa không đạt chất lượng?