Nhìn phố Ssangmundong của “Reply 1988”, nhớ căn nhà cũ và vết tường nứt tuổi thơ

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Dạo gần đây, tôi xem lại lần thứ n bộ phim đã khiến tôi một thời mê mẩn - “Reply 1988”. Mặc dù đã coi nhiều lần, nhưng cảm xúc dường như vẫn còn rất mới, và mọi chi tiết của phim vẫn khiến tôi vừa mới cười đó đã rơi nước mắt.

Lần này khi xem lại, cảnh mọi người cứ dần dần rời xa con phố thanh xuân Ssangmundong mới thấm vào lòng tôi cái dải màu buồn sâu sắc. Những lần xem trước, tôi chỉ thấy nó thật buồn, nhưng bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận rõ nỗi vương vấn da diết khi ta rời bỏ một chốn thân thuộc đã gắn bó hàng chục năm. Bởi gia đình tôi cũng vừa tạm biệt căn nhà thân thương đã che chở cho chúng tôi trong suốt bốn mùa mưa nắng.

Trong phim, Duksun lặng lẽ ngắm nhìn lại từng góc nhà, ngõ phố như cố gắng lưu vào trí nhớ thật kỹ các hình ảnh mang đầy những kỷ niệm. Hôm đó, tôi cũng là người cuối cùng bước lên chuyến xe chở đầy hành lý. Tôi đi từng ngóc ngách của ngôi nhà nơi chúng tôi được sinh ra và lớn lên.

Nhìn phố Ssangmundong của “Reply 1988”, nhớ căn nhà cũ và vết tường nứt tuổi thơ ảnh 1

Thật lạ, cứ quét mắt qua từng góc nhà, khung cảnh quá khứ lại trỗi dậy đầy sinh động. Là cánh cửa sắt dán đầy sticker búp bê được chị em chúng tôi sưu tầm qua mỗi viên kẹo Big Babol, là khoảng sân xi măng vừa được trát chưa kịp đông cứng thì đã in dấu dép của hai đứa trẻ nghịch ngợm. Là chiếc bàn học còn in dấu phân chia chỗ ngồi của hai chị em. Là hàng ổi đung đưa dưới ánh nắng vàng ruộm như tơ vào những buổi trưa Hè oi ả. Là mảnh sân rộng nơi gia đình tôi thường quây quần gói bánh chưng vào mỗi độ Tết về.

Chúng tôi đã có 30 năm để bồi đắp thật nhiều những kỷ niệm nơi đây, nên bây giờ nhìn đâu cũng ngập tràn những thương nhớ.

Nhìn phố Ssangmundong của “Reply 1988”, nhớ căn nhà cũ và vết tường nứt tuổi thơ ảnh 2

Ngày nhỏ, tôi đã từng chán ghét ngôi nhà của mình. Tôi mơ về một căn nhà lớn với tầng lầu đẹp đẽ cùng những bậc thang cho tôi tha hồ nhảy bước. Thế nhưng, khi lớn lên rồi tôi mới chợt nhận ra, dù được sống trong căn hộ lớn đến đâu thì ngôi nhà tuổi thơ chứa những điều không hoàn hảo mới là thứ khiến tôi yêu thương và khắc khoải nhất.

Tôi chợt nhớ da diết chiếc tủ gỗ với tiếng cửa kẽo kẹt mỗi lần mở ra, đóng vào. Và những tối rảnh rỗi, mẹ sẽ lôi đống áo quần sực mùi ẩm kín đáo nhè nhẹ quyện cùng mùi gỗ râm ran để xếp lại cho gọn gàng. Tôi nhớ mái tôn cũ cứ đập lên xuống trong những đêm mưa gió. Và nhớ cả bức tường với những vết nứt chạy dài in hình của nếp gấp thời gian.

Nhìn phố Ssangmundong của “Reply 1988”, nhớ căn nhà cũ và vết tường nứt tuổi thơ ảnh 3

Tôi chắc không thể kể hết được những chỗ không hoàn hảo như thế trong căn nhà cũ của chúng tôi. Dù như tấm Patchwork lớn được tạo nên từ những chỗ chắp vá rời rạc nhưng ngôi nhà ấy vẫn luôn là chốn yên bình nhất, là nơi khởi nguồn của mọi sự yêu thương.

Lặng nhìn từng món đồ cũ bị bỏ lại đơn độc, tôi thấy rõ những vỡ vụn đang dần tan ra trong lòng. Hơn bao giờ hết, ngay khoảnh khắc chuyển đi, tôi chỉ ước giá mà mình có được chiếc đèn pin thu nhỏ của Doraemon để gom hết tất cả những vật dụng và cả ngôi nhà nhỏ ấy rồi mang theo bên mình.

Thật ra, tôi đã không còn thường xuyên ở nhà cũng vài năm rồi. Vì đôi chân không biết mỏi của tuổi trẻ, tôi ùa vào Sài Gòn và chỉ về nhà vào mỗi dịp Tết đến. Thế nhưng, thỉnh thoảng giữa những cơn mơ màng khi ngủ, nghe tiếng còi tàu văng vẳng tôi vẫn cứ ngỡ mình đang nằm trong ngôi nhà cũ phảng phất mùi ẩm mốc, bên cạnh ga tàu hoả.

Nhìn phố Ssangmundong của “Reply 1988”, nhớ căn nhà cũ và vết tường nứt tuổi thơ ảnh 4

Mỗi lần gọi điện về nhà, tôi thường hỏi mẹ rằng có nhớ nhà cũ không. Mẹ sẽ cười và nói nhớ thì nhớ, nhưng nhà mình phải đi thôi con ạ. Tôi biết, cũng như tôi, mọi người trong gia đình chỉ đang cố lấp đầy sự trống rỗng ấy bằng việc “đổ" vào đó thật nhiều những bận rộn của cuộc sống hiện tại. Thế nhưng nỗi nhớ vẫn luôn âm thầm “làm tổ” trong lòng để mỗi khi đêm về, giữa không gian tĩnh lặng, nó sẽ chợt dâng lên đầy chặt như cơn lũ trong tim và chỉ chực ồ ạt tuôn ra. Có những lúc chuyển thành nước mắt và dần đưa tôi vào giấc ngủ với loáng thoáng hình ảnh ngôi nhà “khoác” chiếc áo mộc cũ kỹ đầy yêu thương.

Xem cảnh con phố Ssangmundong đìu hiu tôi nhìn thấy rõ nỗi buồn của ngày chuyển nhà từ nhiều tháng trước đang cựa mình tỉnh dậy, phá vỡ kết giới mạnh mẽ mong manh mà tôi tạo dựng bấy lâu nay. Hình ảnh ngôi nhà tuổi thơ ấy sẽ luôn thường trực bền bỉ trong mỗi chúng tôi và hoá thành cảng trú ẩn tâm hồn qua những ngày chênh chao.

Nhìn phố Ssangmundong của “Reply 1988”, nhớ căn nhà cũ và vết tường nứt tuổi thơ ảnh 5

Cứ thế, chúng tôi sẽ già thêm vài tuổi và chỉ có ký ức vẫn vậy, vẫn luôn ở đó với trái tim chung thuỷ. Để những ngày sau, cảm thấy nhớ nhà, tôi sẽ lại tìm về những mảnh ký ức vụn vặt và mặc cho cảm xúc của mình như quả lắc chênh chao giữa hai miền hư thực của kỷ niệm, của nỗi nhớ.

“Nói xong mới nhận ra, ở phường Ssangmundong vui ghê!”

“Thật nhỉ? Sao hồi đó mình không biết.”

“Đến lúc biết thì đã lớn rồi.”

Nhìn phố Ssangmundong của “Reply 1988”, nhớ căn nhà cũ và vết tường nứt tuổi thơ ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.