"Những đợt nóng kinh hoàng" được dự báo cho năm 2050 đang diễn ra ngay vào năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một số dự báo “đáng báo động” về những đợt nóng kinh hoàng với mức nhiệt độ khiến con người khó chịu nổi đã được đưa ra vào 8 năm trước. Khi ấy, các chuyên gia khí tượng nói rằng đó là dự báo cho năm 2050. Không ai ngờ rằng những dự báo đó đã trở thành hiện thực sớm hơn gần 30 năm, tức là ngay vào năm nay.

8 năm trước, một số chuyên gia khí tượng ở Pháp đã đưa ra lời cảnh báo u ám về tương lai. Họ cho rằng, nhiệt độ của năm 2050 sẽ đạt đến những đỉnh cao mới ở nhiều nơi trên thế giới, tại châu Âu có thể lên đến 43oC, do biến đổi khí hậu.

Thường thì người ta cho rằng những dự báo như thế chủ yếu mang tính… dọa dẫm, để con người có hành động ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tuy nhiên, giờ đây đến cả các nhà khoa học cũng giật mình khi dự báo đó đã trở thành hiện thực, lại còn sớm hơn gần 30 năm.

Cụ thể là năm 2014, nhà dự báo thời tiết Évelyne Dhéliat nói rằng đến tháng 8/2050, nhiều vùng ở Pháp sẽ có nhiệt độ lên tới 43oC.

"Những đợt nóng kinh hoàng" được dự báo cho năm 2050 đang diễn ra ngay vào năm 2022 ảnh 1

Cảnh báo được đưa ra năm 2014, nói về năm 2050, nhưng giờ đã thành sự thật. Ảnh: YouTube.

Thật đáng ngại, dự báo đó có lẽ đã đúng ngay vào tháng 6/2022 này, khi nước Pháp hiện tại đang trải qua một đợt nóng gay gắt và ghi nhận mức nhiệt độ 40oC đến sớm nhất trong lịch sử (vì bình thường ở Pháp thì tháng 6 vẫn khá mát so với các tháng Hè khác). Cuối tuần vừa rồi, các thành phố ở Pháp như Nantes và Tours đạt mốc 43oC. Ở Paris, ngày thứ Bảy vừa rồi có thể được coi là ngày tháng 6 nóng nhất tính cho đến nay, với nhiệt độ lên tới 38 - 39oC, xô đổ kỷ lục trước của tháng 6/1947, theo tờ Independent.

"Những đợt nóng kinh hoàng" được dự báo cho năm 2050 đang diễn ra ngay vào năm 2022 ảnh 2

Nhiệt độ ở Pháp, Anh và Tây Ban Nha đều lên rất cao. Ảnh: Phys.org.

Ở khắp châu Âu, trời cũng đang rất nóng. Một số thành phố ở Tây Ban Nha đạt mức nhiệt độ 43oC, còn ở Madrid và Barcelona, nhiệt độ lên tới 40oC. Tại Anh, trong vài ngày vừa rồi, nhiệt độ cao nhất lên đến 32oC ở London. Với chúng ta thì 32oC có thể vẫn là mát, nhưng ở Anh thì ngày 17/6 với mức nhiệt độ đó được coi là ngày nóng nhất năm tính đến giờ. Cảnh báo nắng nóng cấp độ 3 được đưa ra cho các vùng phía Đông Nam nước Anh. Phát ngôn viên của Cơ quan Khí tượng Anh nói với tờ The Guardian rằng “thật bất thường khi thấy nhiệt độ cao đến vậy vào thời điểm sớm thế này trong năm”.

Dường như những tác động của biến đổi khí hậu đều đang diễn ra nhanh hơn mức chúng ta tưởng nhiều.

"Những đợt nóng kinh hoàng" được dự báo cho năm 2050 đang diễn ra ngay vào năm 2022 ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?