Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip kể từ ngày 1/1/2022

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Kể từ ngày 1/1/2022, người dân đang sử dụng Căn cước công dân cần đặc biệt lưu ý những điều sau để không vi phạm quy định của pháp luật và bị phạt.

Lưu ý đổi Căn cước công dân khi đến hạn để tránh bị phạt

Theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân có thời hạn sử dụng theo tuổi và phải đi đổi khi đến một độ tuổi nhất định. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 21 luật này quy định:

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Như vậy, người dùng Căn cước công dân trước khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi phải thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân.

Thời hạn sử dụng của Căn cước công dân đã được ghi cụ thể ngày, tháng, năm trên mặt trước của thẻ. Mọi người cần lưu ý thông tin này trên thẻ để tránh trường hợp Căn cước công dân hết hạn.

Lưu ý: Người sử dụng Căn cước công dân có thể đổi thẻ mới trong thời hạn 2 năm trước khi đến tuổi quy định là đủ 25, đủ 40 và đủ 60 tuổi. Thẻ mới được đổi trong thời gian 2 năm trước tuổi phải đổi Căn cước công dân vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo (theo khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước công dân).

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip kể từ ngày 1/1/2022 ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Theo đó, thẻ Căn cước công dân đổi khi từ khi đủ 23 tuổi có giá trị sử dụng đến năm 40 tuổi; thẻ đổi khi từ khi đủ 38 tuổi có giá trị sử dụng đến năm 60 tuổi; thẻ đổi từ khi đủ 58 tuổi được dùng quan năm 60 tuổi.

Từ ngày 1/1/2022, khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021 quy định: Hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Như vậy, người dùng Căn cước công dân khi đủ 25, 40 và 60 mà chưa đổi thẻ Căn cước công dân mới thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ quy định không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Mang Căn cước công dân đi cầm cố, thế chấp cũng bị phạt tiền

Về việc sử dụng giấy tờ nhân thân, trước đây Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với các hành vi: Sử dụng Chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; Tẩy xóa, sửa chữa Chứng minh nhân dân; Làm giả Chứng minh nhân dân; Sử dụng Chứng minh nhân dân giả…

Thay thế Nghị định 167/2013, Nghị định 144 năm 2021 tiếp tục xử phạt các vi phạm trên và áp dụng với cả người sử dụng Căn cước công dân. Đồng thời, bổ sung hành vi thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố, mua bán, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân vào một trong những hành vi vi phạm.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip kể từ ngày 1/1/2022 ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Mức phạt cụ thể được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 144 như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, nếu thực hiện việc cầm cố, thế chấp Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, cả người cầm cố và người nhận cầm cố đều sẽ bị phạt đến 06 triệu đồng.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip kể từ ngày 1/1/2022 ảnh 6
Theo Luật Việt Nam
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?