Những tòa nhà chống động đất ở Nhật được xây dựng thế nào để vẫn đứng vững trong thảm họa?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhật Bản là đất nước rất hay có động đất mạnh, nên họ phải nghiên cứu để tìm ra những cách xây dựng các tòa nhà “không sợ động đất”. Những tòa nhà đó được xây theo cách nào để bị hư hại ít nhất và ít gây tổn thất về người nhất trong thảm họa?

Đất nước Nhật Bản đã phải chịu rất nhiều trận động đất trong suốt lịch sử. Một trong những trận động đất lớn nhất - 7,9 độ Richter - xảy ra vào năm 1923, khiến 140.000 người thiệt mạng và tàn phá cả Tokyo lẫn Yokohama.

Sau đó, Nhật Bản đã đưa ra những nguyên tắc ngày càng chặt chẽ trong việc xây dựng các tòa nhà nhằm biến chúng thành những cấu trúc “chống động đất”. Đây là điều đặc biệt quan trọng khi càng ngày người ta càng xây nhà cao hơn.

Năm 1981, bộ chỉnh sửa các tiêu chuẩn xây dựng được đưa ra, gọi là Shin-taishin. Việc này rõ ràng là có ích, vì trong trận Động đất Lớn Hanshin năm 1995 (6,8 độ, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, USGS), chỉ 0,3% các tòa nhà Shin-taishin bị hư hại nghiêm trọng, trong khi có đến 8,4% các tòa nhà xây dựng theo tiêu chuẩn cũ Kyu-taishin (cũng là chống động đất nhưng không nghiêm ngặt bằng) bị hư hại tương tự.

Những tòa nhà chống động đất ở Nhật được xây dựng thế nào để vẫn đứng vững trong thảm họa? ảnh 1

Một ngôi nhà bị sập ở thành phố Sendai (Nhật Bản) sau trận động đất Tohoku năm 2011. Ảnh: JPC.

Cách mà người Nhật xây dựng các tòa nhà chống động đất theo tiêu chuẩn Shin-taishin là thế này:

Taishin: Đây là tiêu chuẩn ở mức thấp nhất với các tòa nhà chống động đất ở Nhật, yêu cầu dầm, cột và tường phải dày hơn để chống rung lắc.

Seishin: Là mức độ tiếp theo, chủ yếu dành cho các tòa nhà cao tầng. Theo đó, cần sử dụng các hệ thống giảm chấn động, hấp thụ phần lớn năng lượng của một trận động đất. Các lớp cao su dày được đặt trên nền đất bên dưới móng để hấp thụ chấn động.

Menshin: Đây là kiểu nhà chống động đất tiên tiến nhất và cũng đắt đỏ nhất ở Nhật. Cấu trúc của tòa nhà được ngăn cách với mặt đất bằng những lớp chì, thép và cao su, dịch chuyển độc lập với mặt đất bên dưới. Như vậy, tòa nhà sẽ dịch chuyển rất ít, ngay cả trong những trận động đất dữ dội nhất.

Những tòa nhà chống động đất ở Nhật được xây dựng thế nào để vẫn đứng vững trong thảm họa? ảnh 2

Ở tòa nhà Shinjuku Mitsui (Tokyo), vài con lắc 300 tấn được trang bị trên nóc. Chúng lắc qua lắc lại trong lúc động đất, giúp "trung hòa" chuyển động từ bên này sang bên kia của tòa nhà. Ảnh: Plan Radar.

Ngoài ra, tùy theo địa điểm và mục đích sử dụng của tòa nhà, người Nhật cũng dùng thêm nhiều biện pháp khác để khiến các tòa nhà có thể chống chịu được động đất, như: Dùng dầm và cột bằng thép thay vì bằng bê-tông; dùng các cánh cửa tự rơi ra để con người dễ chạy thoát hơn…

Những tòa nhà chống động đất ở Nhật được xây dựng thế nào để vẫn đứng vững trong thảm họa? ảnh 3

Là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới, tháp Tokyo Skytree (634m) được cho là hoàn toàn không "sợ" động đất. Ảnh: Plan Radar.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một đất nước dễ có động đất, nên sau thảm họa ngày 6/2, nhiều tờ báo của nước này đang kêu gọi đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn về việc xây dựng nhà cửa để giảm nguy cơ nhà sập hàng loạt trong động đất.

Những tòa nhà chống động đất ở Nhật được xây dựng thế nào để vẫn đứng vững trong thảm họa? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?