Phát hiện “điểm rò rỉ” rất lạ ở đáy Thái Bình Dương, liệu có thể gây ra siêu động đất?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một điểm “rò rỉ” mới được phát hiện ở đáy Thái Bình Dương, mà theo các nhà khoa học thì rồi nó có thể tạo ra một trận động đất cực lớn, khó lường được hậu quả.

Mới đây, các nhà khoa học đã thấy có một “điểm rò rỉ” rất lạ ở đáy Thái Bình Dương, phía gần Mỹ và Canada.

Điểm này được gọi là Ốc đảo của Pythia, là một phần của Đới hút chìm Cascadia (CSZ). CSZ là một đường đứt gãy lớn, trải dài từ đảo Vancouver ở phía Tây Canada đến phía Bắc California (Mỹ). Các nhà khoa học tin rằng “điểm rò rỉ” này chưa từng được quan sát thấy trước đây.

Đây là video “điểm rò rỉ” dưới đáy đại dương:

Nguồn: The Independent.

Thực ra, “điểm rò rỉ” cũng được phát hiện một cách tình cờ. Trong khi quan sát các bong bóng methane từ khoảng một dặm bên dưới bề mặt đại dương, các nhà nghiên cứu ở ĐH Washington (Mỹ) thấy có chất lỏng ấm hơn đáng kể so với nước đại dương quanh nó đang “rò rỉ” từ đáy đại dương, ở điểm cách Newport (bang Oregon, Mỹ) khoảng 50 dặm (80 km). Họ tin rằng chất lỏng rò rỉ ra đó có liên quan tới CSZ. Nhiệt độ nước ở đường đứt gãy là khoảng 150 - 260oC, cho nên chất lỏng “rò rỉ” mới ấm hơn.

Phát hiện “điểm rò rỉ” rất lạ ở đáy Thái Bình Dương, liệu có thể gây ra siêu động đất? ảnh 1

Nước phun ra từ "điểm rò rỉ". Ảnh: ĐH Washington.

Đới hút chìm là nơi hai mảng tiếp xúc với nhau. Chất lỏng mới được phát hiện này có thể đang hoạt động như chất điều chỉnh áp suất giữa mảng lục địa và mảng đại dương - vốn đang “va” vào nhau ở khoảng 2 dặm (3,2 km) dưới bề mặt đại dương (có thể hiểu chất lỏng đó giống như bôi trơn vậy). Nhưng nếu nước “rò rỉ” nhiều hơn (tức là còn ít chất bôi trơn hơn), thì nó có thể làm tăng áp suất ở đường đứt gãy, từ đó gia tăng sức ép giữa hai mảng.

Tiếp theo, nếu sức ép này cứ tăng lên và các mảng bị trượt đi thì có thể siêu động đất sẽ xảy ra (có thể có cường độ là 9, theo Independent), và đó sẽ là trận động đất “gây thiệt hại rất lớn” - theo Evan Solomon, một nhà hải dương học của ĐH Washington.

Phát hiện “điểm rò rỉ” rất lạ ở đáy Thái Bình Dương, liệu có thể gây ra siêu động đất? ảnh 2

"Điểm rò rỉ" là một phần của Đới hút chìm Cascadia. Ảnh: ĐH Washington.

Đội ngũ nghiên cứu vấn đề này nói rằng họ không chắc Ốc đảo của Pythia có phải là “điểm rò rỉ duy nhất kiểu này” không, nhưng thừa nhận có thể còn những “điểm rò rỉ khác” quanh CSZ.

Mà với động đất thì việc thấy được nguy cơ là một chuyện, còn dự báo lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nên việc phát hiện ra “điểm rò rỉ” này không đảm bảo là sẽ giúp các nhà nghiên cứu dự báo được gì. Họ chỉ nói rằng nó có thể gây ra một trận động đất cực lớn ở bờ biển phía Bắc Mỹ. Còn để biết có cách nào ngăn chặn nguy cơ động đất không thì họ sẽ phải theo dõi và nghiên cứu tiếp.

Phát hiện “điểm rò rỉ” rất lạ ở đáy Thái Bình Dương, liệu có thể gây ra siêu động đất? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?