Phí SMS Banking của Vietcombank tăng đến 77K/ tháng: Đây là cách hủy nếu không cần sử dụng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Dịch vụ SMS chủ động của ngân hàng Vietcombank là dịch vụ cung cấp tin nhắn SMS đến điện thoại của bạn mỗi khi có biến động số dư trong tài khoản. Hiện tại, phí SMS Banking Vietcombank lên đến 77K/ tháng. Nếu bạn không muốn sử dụng dịch vụ này nữa thì có thể hủy đăng ký gửi tin nhắn với cách thức dưới đây.

Cách huỷ dịch vụ SMS chủ động Vietcombank

Dịch vụ SMS chủ động Vietcombank sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn trong tháng (đã gồm thuế), cụ thể như sau:

- Dưới 20 tin nhắn: 11.000 VNĐ/ tháng/ số điện thoại.

- Từ 20 đến dưới 50 tin nhắn: 27.500 VNĐ/ tháng/ số điện thoại.

- Từ 50 đến dưới 100 tin nhắn: 55.000 VNĐ/ tháng/ số điện thoại.

- Từ 100 tin nhắn trở lên: 77.000 VNĐ/ tháng/ số điện thoại.

Để thực hiện huỷ dịch vụ này, bạn có thể soạn tin nhắn SMS với cú pháp: VCB CD HUY gửi 6167.

Phí SMS Banking của Vietcombank tăng đến 77K/ tháng: Đây là cách hủy nếu không cần sử dụng ảnh 1

Cách xem miễn phí thông báo số dư trên app VCB Digibank

Vietcombank cung cấp dịch vụ OTT Alert hoàn toàn miễn phí mà vẫn hỗ trợ đầy đủ các thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ, nhắc lịch trả nợ định kỳ, các thông tin dịch vụ, các chương trình ưu đãi nổi bật và nhiều thông tin khác từ Vietcombank ngay trên ứng dụng VCB Digibank.

Bước 1: Bạn tải về điện thoại ứng dụng VCB Digibank.

Dành cho iOS tại đây.

Dành cho Android tại đây.

Bạn truy cập vào ứng dụng VCB Digibank, sau đó đăng nhập tài khoản của bạn. Bạn nhấn chọn Cài đặt, sau đó chọn Quản lý thông báo. Kế tiếp, bạn bật On tại mục Nhận thông báo từ ngân hàng.

Phí SMS Banking của Vietcombank tăng đến 77K/ tháng: Đây là cách hủy nếu không cần sử dụng ảnh 2

Bước 2: Tại phần Xác nhận điều khoản, điều kiện thì bạn nhấn nút “Tôi đã đọc…”“Đồng ý” để xác nhận đăng ký dịch vụ. Kế tiếp, bạn nhập mã số OTP gửi về điện thoại bạn để xác nhận kích hoạt thành công dịch vụ.

Phí SMS Banking của Vietcombank tăng đến 77K/ tháng: Đây là cách hủy nếu không cần sử dụng ảnh 3

Bước 3: Bạn truy cập trở lại ứng dụng VCB Digibank, nhấn vào mục Thông báo (biểu tượng cái chuông) để xem các thông báo số dư nhé!

Phí SMS Banking của Vietcombank tăng đến 77K/ tháng: Đây là cách hủy nếu không cần sử dụng ảnh 4

Trên đây là phần hướng dẫn giúp bạn biết cách huỷ dịch vụ SMS chủ động Vietcombank và sử dụng thông báo OTT miễn phí trên ứng dụng VCB Digibank. Chúc bạn thành công!

Phí SMS Banking của Vietcombank tăng đến 77K/ tháng: Đây là cách hủy nếu không cần sử dụng ảnh 8
Theo TGDD News
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?