Phiên bản iOS 16.3 của Apple sẽ mang một tính năng bảo mật cực hay

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, Apple đã thông báo rằng, tính năng Bảo vệ dữ liệu nâng cao đang được mở rộng và sẽ đến tay người dùng bắt đầu từ phiên bản iOS 16.3. Tính năng này mang đến cho người dùng tùy chọn bật mã hóa 2 đầu cho các dữ liệu trên iCloud như ảnh, ghi chú, tệp ghi âm, sao lưu tin nhắn...

Theo mặc định, Apple sẽ lưu trữ các khóa mã hóa cho một số loại dữ liệu iCloud trên máy chủ của công ty để đảm bảo rằng, người dùng có thể khôi phục dữ liệu nếu như họ bị mất quyền truy cập vào tài khoản Apple ID của mình.

Phiên bản iOS 16.3 của Apple sẽ mang một tính năng bảo mật cực hay ảnh 1

Người dùng các thiết bị của Apple trên toàn thế giới sẽ được trên tay tính năng này bắt từ iOS 16.3. (Ảnh: MacRumors)

Nếu người dùng bật tính năng Bảo vệ dữ liệu nâng cao, các khóa mã hóa này sẽ bị xoá khỏi máy chủ của Apple và chỉ được lưu trên thiết bị của họ. Điều này nhằm ngăn Apple và các cơ quan thực thi pháp luật hoặc bất kỳ ai có thể có truy cập dữ liệu iCloud của bạn kể cả khi máy chủ Apple bị xâm nhập.

iCloud đã cung cấp mã hóa 2 đầu cho 14 loại dữ liệu gồm có tin nhắn (không bao gồm bản sao lưu), mật khẩu, dữ liệu sức khoẻ, lịch sử tìm kiếm Apple Maps... Tính năng này bảo vệ phần lớn các danh mục dữ liệu trong iCloud ngoại trừ Thư, Danh bạ và Lịch.

Phiên bản iOS 16.3 của Apple sẽ mang một tính năng bảo mật cực hay ảnh 2

Tính năng Bảo vệ dữ liệu nâng cao đã được triển khai tại Hoa Kỳ trước đây. (Ảnh: MacRumors)

Bảo vệ dữ liệu nâng cao lần đầu tiên ra mắt tại Hoa Kỳ vào tháng 12 với phiên bản iOS 16.2 và Apple cho biết, tính năng này sẽ được tung ra cho các khu vực khác trên thế giới vào đầu năm 2023. Người dùng cần cập nhật thiết bị của mình lên phiên bản iOS 16.3, iPadOS 16.3, macOS 13.2, tvOS 16.3 và watchOS 9.3.

Khi bật Bảo vệ dữ liệu nâng cao, quyền truy cập vào iCloud.com sẽ bị tắt theo mặc định. Người dùng có thể tùy chọn bật quyền truy cập dữ liệu trên iCloud.com, cho phép trình duyệt web và Apple có quyền truy cập tạm thời vào các khóa mã hóa dành riêng cho những dữ liệu quan trọng này.

Phiên bản iOS 16.3 của Apple sẽ mang một tính năng bảo mật cực hay ảnh 6
Theo MacRumors
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?