So sánh độ bền của iPhone 14 Plus và iPhone 14 Pro Max, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một bài kiểm tra độ bền của iPhone 14 Plus và iPhone 14 Pro Max, kết quả khiến nhiều người vô cùng bất ngờ.

Một công ty bảo hiểm thiết bị trên iPhone 14 Plus và iPhone 14 Pro Max đã thực hiện thả rơi tự do hai thiết bị nhằm giúp xác định rõ thiết bị nào chịu nhiều thiệt hại nhất. Thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng DropBot, một robot được thiết kế để giúp xác định khả năng bị vỡ của một thiết bị sau khi rơi từ độ cao 6 feet.

Các thiết bị đã được thả mà không có hộp bảo vệ, trong trạng thái úp xuống và quay xuống, và hướng xuống cầu thang ngoài trời lát đá. Có thể thấy mặc dù có mặt trước và mặt sau bằng Ceramic Shield, cả hai điện thoại đều bị hư hại đáng kể khi bị rơi.

Khi điện thoại bị thả rơi và mặt trước va đập xuống vỉa hè, chiếc iPhone 14 Plus bị vỡ nát một bên và các mảnh kính bảo vệ bị rớt ra đáng kể khiến việc xử lý điện thoại trở nên khó khăn. iPhone 14 Pro Max còn bị hư hại nhiều hơn với các vết nứt lớn hơn, chi chít cả một góc.

Khi mặt lưng điện thoại va đập, iPhone 14 Plus đã bị hư hỏng vỏ máy ảnh cũng như xuất hiện các vết nứt mắt dọc theo một bên. iPhone 14 Pro Max còn bị “thiệt hại nghiêm trọng” hơn. Mặt sau bằng kính hoàn toàn bị vỡ với phần lớn kính rơi hoàn toàn khỏi thiết bị. Ngoài ra, vỏ máy ảnh bị hư hỏng đáng kể.

Khi bị rơi nghiêng xuống một dãy cầu thang lát đá, iPhone 14 Plus bị hư hại tối thiểu - chỉ có một vài vết xước ở các góc. Còn iPhone 14 Pro Max có mặt sau bị nứt, các góc bị xước, các phím bấm bị móp, vỏ máy bị hư hỏng. Allstate Protection Plans lưu ý rằng mỗi thiết bị vẫn hoạt động bình thường mặc dù bị hư hỏng.

So sánh độ bền của iPhone 14 Plus và iPhone 14 Pro Max, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ! ảnh 1

Kết quả thử nghiệm.

Các bài kiểm tra cho thấy iPhone 14 Pro Max có thể bị vỡ ngang với iPhone 13 Pro và iPhone 12 Pro. Nó cũng nhấn mạnh rằng vỏ nhôm của iPhone 14 Plus dường như chống hư hại tốt hơn so với vỏ thép không gỉ của iPhone 14 Pro Max. Tuy nhiên, dù điện thoại có bền đến đâu, thì người dùng vẫn nên dán kính bảo vệ cường lực để bảo vệ thiết bị tốt nhất cho những trường hợp này.

So sánh độ bền của iPhone 14 Plus và iPhone 14 Pro Max, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ! ảnh 5
Theo Kênh YouTube Allstate Protection Plans
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?