Tại sao Son Heung-min và một số cầu thủ ở World Cup lại đeo mặt nạ đen khi thi đấu?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một số cầu thủ ở World Cup đã đeo những chiếc mặt nạ màu đen, được so sánh là trông như Người Dơi, trong các trận đấu. Đây có phải là một phong cách thời trang mới? Câu trả lời là không.

Những chiếc mặt nạ màu đen là thứ trông khá lạ mắt ở World Cup 2022. Chúng vừa có vẻ bí ẩn, vừa có vẻ hơi đáng sợ. Nhiều người đặt câu hỏi rằng việc cầu thủ đeo mặt nạ đen là một phong cách thời trang mới hay một tuyên ngôn gì đó, như kiểu đeo băng tay cầu vồng.

Nhưng không phải thế, mà những chiếc mặt nạ đó là các thiết bị bảo vệ công nghệ cao.

Mặt nạ mà các cầu thủ đeo được làm từ các chất liệu như nhựa polycarbonate. Chúng giúp bảo vệ những cầu thủ vốn đã bị chấn thương ở vùng mặt, để đảm bảo là cầu thủ vẫn có thể chơi bóng mà không gặp thêm nguy hiểm gì, chấn thương cũ cũng sẽ không trở nên nặng hơn. Việc mặt nạ của mỗi cầu thủ trông có thể hơi khác nhau là do chúng được in 3D để vừa khớp với các đường nét khuôn mặt của mỗi cầu thủ.

Tại sao Son Heung-min và một số cầu thủ ở World Cup lại đeo mặt nạ đen khi thi đấu? ảnh 1

Joško Gvardiol của Croatia đeo mặt nạ khi thi đấu. Ảnh: Pixsell/ MB Media/ Getty Images.

Khán giả có thể đã thấy Joško Gvardiol của Croatia đeo chiếc mặt nạ đen rất độc đáo trong trận với Morocco và Canada. Cầu thủ này đã va chạm với chính một đồng đội của mình vào đầu tháng 11, nên anh bị gãy mũi và một số chấn thương nhẹ ở mặt và mắt. Vì vậy, Gvardiol quyết định đeo mặt nạ để vẫn có thể thi đấu World Cup nhưng che được mũi và trán để không bị chấn thương thêm.

Còn Son Heung-min, đội trưởng đội tuyển Hàn Quốc, cũng bị chấn thương ở vùng mắt trong một trận đấu Champions League hôm 1/11. Tất nhiên, đội Hàn Quốc đã rất lo rằng anh sẽ không thi đấu World Cup được. Tuy nhiên, Son đã rất nỗ lực và đeo mặt nạ làm bằng sợi carbon để thi đấu. Anh nhận xét: “Đeo nó nhẹ và thoải mái hơn tôi nghĩ rất nhiều. Nó nhẹ nhưng rất chắc chắn, có thể bảo vệ khuôn mặt khi có va chạm”.

Tại sao Son Heung-min và một số cầu thủ ở World Cup lại đeo mặt nạ đen khi thi đấu? ảnh 2

Son Heung-min. Ảnh: Dave Shopland/ REX/ Shutterstock.

Một số cầu thủ khác, như Ellyes Skhiri, cũng đeo mặt nạ khi thi đấu, đều là do đã chịu những chấn thương trước đó nhưng họ không muốn vì thế mà ngồi nhà suốt World Cup.

Tại sao Son Heung-min và một số cầu thủ ở World Cup lại đeo mặt nạ đen khi thi đấu? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?