“Tảng đá thần kỳ” chữa đau lưng ở Ấn Độ, với một vết lõm vừa đủ một người chui vào

HHT - Tại một khu làng ở Ấn Độ có tảng đá với một vết lõm kỳ lạ, mà những người chui vào đó nằm một lúc đều nói rằng mình đỡ hẳn đau lưng, nhức mỏi.

Dân làng Malkapur (A), cách khu Nizamabad (Ấn Độ) khoảng 9km, khẳng định rằng họ đã tìm ra cách chữa đau lưng, nhức mỏi cơ thể và các vấn đề về tiêu hóa. Mà chữa một cách thực sự thần kỳ, không dùng thuốc thang gì luôn.

Người bệnh thực ra chỉ cần bò vào nằm bên dưới một tảng đá rất lớn, gọi là “Tảng đá thần kỳ”, ngay rìa làng. Vì lý do gì đó, tảng đá này có một vết hõm hình vòng cung ở mặt đáy. Dân làng cho rằng, chỉ cần bò xuống dưới tảng đá nằm một lúc là khỏi bệnh, không cần đi bác sĩ. Bởi thế nên mỗi ngày có khoảng 20 người đến chỗ tảng đá để áp dụng “phương pháp điều trị mới” này.

“Tảng đá thần kỳ” chữa đau lưng ở Ấn Độ, với một vết lõm vừa đủ một người chui vào ảnh 1

Nhiều người đến chữa đau lưng ở chỗ "tảng đá thần kỳ".

Mà trong số những người đến chữa bệnh còn có nhiều người có học vấn cao hẳn hoi. Vậy nên dân làng rất tự hào về “trải nghiệm đá tảng”, thậm chí còn mời mọi người ở khắp nơi đến thử, vì đây là “cách chữa bệnh miễn phí”.

“Tảng đá thần kỳ” chữa đau lưng ở Ấn Độ, với một vết lõm vừa đủ một người chui vào ảnh 2

Dân làng cho rằng, tảng đá có thể "chữa" đau nhức cơ thể, bệnh nhân không cần đến gặp bác sĩ.

Một người trong làng nói: “Sau một ngày làm việc vất vả, rất nhiều người bị đau lưng, đau vai… Bò xuống dưới vết vòng cung của tảng đá, nằm một tí rồi bò ra là thấy nhẹ cả người”. Thường thì rất đông bệnh nhân đến đây “chữa bệnh” vào những ngày Chủ Nhật. Những người lớn tuổi trong làng còn đề nghị các chuyên gia của chính phủ đến nghiên cứu tảng đá này, và nếu thấy nó có hiệu quả thật thì nên giới thiệu rộng rãi để thu hút thêm nhiều khách đến làng.

“Tảng đá thần kỳ” chữa đau lưng ở Ấn Độ, với một vết lõm vừa đủ một người chui vào ảnh 3

Dân làng nói, tảng đá "chữa" được cả các bệnh về tiêu hóa.

Nghe chuyện này cũng hơi khó tin, nhưng xét trên hình dạng của vết lõm ở tảng đá thì có lẽ người bò vào cũng thấy đỡ đau lưng thật, bởi vì nằm sấp như thế một lúc thì các cơ lưng và cột sống được giãn ra mà, nhỉ!

“Tảng đá thần kỳ” chữa đau lưng ở Ấn Độ, với một vết lõm vừa đủ một người chui vào ảnh 4
Theo (Theo New Indian Express)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?