Tin đồn “Virus corona có liên quan đến mạng 5G” tràn ngập, YouTube và Facebook nói gì?

HHT - Trong những ngày vừa qua, trên YouTube xuất hiện một số video cho rằng sự lây lan của virus corona là do mạng 5G.

Có thông tin đang lan đi rất nhanh cho rằng, đại dịch COVID-19 bùng phát là do sự xuất hiện của mạng 5G. Đây có lẽ là lý do khiến một số người đã phá và đốt các tháp phát tín hiệu điện thoại ở nhiều nơi tại Anh và Ailen trong mấy ngày qua. Không chỉ vậy, nhiều nhân viên của các công ty điện thoại đã báo rằng họ bị mắng chửi vì người dân cho rằng mạng 5G góp phần gây ra đại dịch. Vậy sự thật là thế nào?

Tin đồn “Virus corona có liên quan đến mạng 5G” tràn ngập, YouTube và Facebook nói gì? ảnh 1 Có thông tin cho rằng mạng 5G khiến con người khó thở, nên chính nó làm cho virus corona lây lan.

Những thông tin nói trên cho rằng, tín hiệu 5G khiến virus lây lan nhanh hơn. Và Vũ Hán là nơi đầu tiên ở Trung Quốc phủ sóng 5G hoàn toàn nên ở đây mới bùng phát đại dịch. Các nhà khoa học đã phủ nhận vấn đề này. Bởi thực tế, rất nhiều nơi có sóng 5G chứ không chỉ Vũ Hán, và virus corona thì cũng lây lan nhanh ở cả những nơi chưa có mạng 5G.

Nhưng chẳng hiểu vì sao, giả thiết này lan đi nhanh như có lực đẩy. Ngay cả những người nổi tiếng như diễn viên Woody Harrelson cũng chia sẻ thông tin này.

Những video nói về mối liên quan giữa virus corona và mạng 5G bắt đầu thu hút rất nhiều người xem (và tin theo). Việc này khiến YouTube cũng phải đau đầu. Bởi vậy, họ quyết định có biện pháp mạnh.

Tin đồn “Virus corona có liên quan đến mạng 5G” tràn ngập, YouTube và Facebook nói gì? ảnh 2 YouTube sẽ xóa những video lan truyền thông tin sai về đại dịch COVID-19.

YouTube vừa xác nhận rằng, họ sẽ giảm giới thiệu và phát tán những video nói đến giả thiết về mối liên quan giữa COVID-19 với mạng 5G. Với những video vi phạm nội quy, họ sẽ xóa thẳng tay. Còn video nào có nhắc đến giả thiết này, nhưng không “vượt qua giới hạn”, thì họ cũng sẽ làm giảm tỷ lệ người xem tiếp cận được.

Ngoài ra, những video hướng dẫn cách tự chữa COVID-19 (tắm bằng cồn hoặc chlorine…) cũng sẽ bị giảm lượt giới thiệu, để người xem khó tiếp cận hơn.

Tin đồn “Virus corona có liên quan đến mạng 5G” tràn ngập, YouTube và Facebook nói gì? ảnh 3 Facebook cũng vừa thông báo sẽ xóa các bài đăng thông tin sai về dịch bệnh.

Hành động này của YouTube được cho là phù hợp. Bởi vì lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch sẽ làm loãng các thông điệp từ những cơ quan y tế có thẩm quyền. Một thông tin dù nghe kỳ quặc đến đâu chăng nữa, nhưng nếu được làm thành một video cầu kỳ, đăng lên YouTube, thì cũng không ít người sẽ tin theo. Và rồi sẽ còn có những video khác tương tự nữa.

Ngoài ra, việc mọi người phá phách các cột phát sóng điện thoại cũng chỉ làm gián đoạn khả năng nhận thông tin của chính mình mà thôi. Rồi không thể biết được những chuyện nguy hiểm gì có thể xảy ra tiếp theo.

Cập nhật: Facebook cũng đã thông báo rằng họ sẽ xóa luôn những bài đăng cho rằng mạng 5G có liên quan đến virus corona.

Tin đồn “Virus corona có liên quan đến mạng 5G” tràn ngập, YouTube và Facebook nói gì? ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?