Tổ chức Y tế Thế giới thông báo về bệnh gan bí ẩn ở trẻ em và teen, đã có bệnh nhi qua đời

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đã có ít nhất một bệnh nhi không qua khỏi sau khi số ca nhiễm một loại bệnh gan bí ẩn tăng lên ở nhiều quốc gia - theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Căn bệnh này chưa rõ nguyên nhân, lại khiến một số bệnh nhân phải ghép gan, nên các nước đang phải theo dõi chặt chẽ.

Tổ chức Y tế Thế giới vừa thông báo, số ca nhiễm bệnh viêm gan “bí ẩn” đang tăng lên và ít nhất một bệnh nhi đã qua đời, theo Sky News. Tuy nhiên, WHO không cho biết chi tiết về ca bệnh này, cũng như việc bệnh nhân đó là người nước nào.

Số ca nhiễm căn bệnh gan không rõ nguồn gốc này ở trẻ em giờ đã lên tới 169, ở 12 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Israel, Ireland… Riêng ở Anh đã là 114 ca bệnh. Vì lý do gì đó, bệnh nhân đều ít tuổi: Từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi. Các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm đã loại trừ các virus gây viêm gan A, B, C và E, nên không hiểu nguyên nhân chính xác của bệnh này là gì.

Tổ chức Y tế Thế giới thông báo về bệnh gan bí ẩn ở trẻ em và teen, đã có bệnh nhi qua đời ảnh 1

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan bí ẩn có mang virus cảm thông thường, nhưng không ai hiểu tại sao virus cảm lại gây bệnh gan nặng như vậy. Ảnh minh họa: News18.

Các chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi rằng liệu có phải một nhóm virus là adenovirus có thể gây ra bệnh gan này hay không. Mặc dù adenovirus là virus gây bệnh cảm thông thường, nhưng người ta lại tìm thấy nó trong ít nhất là 74 ca mắc bệnh gan bí ẩn nói trên.

Graham Cooke, một giáo sư về bệnh truyền nhiễm ở ĐH Hoàng gia London (Anh), nói: “Trẻ em có thể bị viêm gan nhẹ sau khi mắc một số loại bệnh do virus, nhưng những gì chúng ta đang thấy ở thời điểm này lại khá khác biệt”. Một số ca bệnh ở Anh đã phải được chăm sóc đặc biệt ở khoa gan, và ít nhát 6 bệnh nhân đã cần ghép gan. Vì vậy, các bậc phụ huynh ở Anh được đề nghị là rất chú ý đến các dấu hiệu của bệnh như vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau cơ và khớp, ngứa trên da, chán ăn, sốt cao… Trong một số trường hợp, bệnh có thể làm hỏng chức năng gan.

Tổ chức Y tế Thế giới thông báo về bệnh gan bí ẩn ở trẻ em và teen, đã có bệnh nhi qua đời ảnh 2

Mỹ đã đưa ra cảnh báo toàn quốc về bệnh gan bí ẩn ở trẻ em và teen. Ảnh minh họa: Verywell Health.

Còn các chuyên gia y tế Mỹ đã gửi cảnh báo toàn quốc, yêu cầu các bác sĩ đặc biệt chú ý đến các triệu chứng viêm gan ở các bệnh nhân ít tuổi.

Tổ chức Y tế Thế giới thông báo về bệnh gan bí ẩn ở trẻ em và teen, đã có bệnh nhi qua đời ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?