Trường hợp nào được làm thẻ Căn cước công dân gắn chip miễn phí?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Theo quy định của pháp luật, có tới 6 trường hợp người dân được làm Căn cước công dân gắn chip miễn phí. Sau đây là toàn bộ các thông tin liên mới nhất liên quan đến đến lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip.

Trường hợp nào được làm Căn cước công dân gắn chip miễn phí?

Tại Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về các trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí làm thẻ Căn cước công dân như sau:

- 3 trường hợp miễn lệ phí:

+ Đổi Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

+ Đổi, cấp lại Căn cước công dân cho: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh/người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh/hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;

+ Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- 3 trường hợp không phải nộp lệ phí:

+ Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp Căn cước công dân lần đầu;

+ Đổi Căn cước công dân khi đến độ tuổi phải đổi (công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi);

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin do lỗi của cơ quan quản lý thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp nào được làm thẻ Căn cước công dân gắn chip miễn phí? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Lệ phí làm Căn cước công dân hiện nay là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí cấp, đổi thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019. Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho người dân do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Chính phủ đã có chính sách miễn, giảm một số khoản lệ phí, trong đó có cả lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip.

Cụ thể, theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân được tính bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC.

Trường hợp nào được làm thẻ Căn cước công dân gắn chip miễn phí? ảnh 2

Dùng Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân hỏng, hết hạn bị phạt thế nào?

Thẻ Căn cước công dân có thời hạn sử dụng cho đến khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (theo Điều 23 Luật Căn cước công dân), còn Chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng trong 15 năm kể từ ngày cấp (theo hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA).

Căn cứ theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, khi Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân bị hư hỏng không sử dụng được hoặc hết thời hạn sử dụng, công dân phải đi đổi thẻ Căn cước công dân mới.

Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân với mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trường hợp nào được làm thẻ Căn cước công dân gắn chip miễn phí? ảnh 6
Theo Luật Việt Nam
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?