Vì sao không nên dùng sạc điện thoại công cộng tại các sân bay, khách sạn?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - FBI cảnh báo rằng, không nên sạc điện thoại tại những nơi công cộng vì có nguy cơ khiến thiết bị của bạn bị theo dõi hoặc bị tấn công bởi các phần mềm độc hại.

Cơ quan này khuyên người dùng nên mang theo dây cáp và cục sạc của riêng mình để sử dụng. Trong một bài tweet của FBI tại thành phố Denver, Colorado, Mỹ: “Tránh sử dụng các điểm sạc miễn phí ở sân bay, khách sạn hoặc trung tâm mua sắm. Những kẻ xấu đã tìm ra cách sử dụng các cổng USB công cộng để đưa phần mềm độc hại và giám sát vào thiết bị".

Vì sao không nên dùng sạc điện thoại công cộng tại các sân bay, khách sạn? ảnh 1

Các trạm sạc cộng cộng đang là nơi lý tưởng để các tin tặc hành động.

Mặc dù giải pháp này sẽ mang lại nhiều phiền phức, vì những ổ cắm ở sân bay thường được sử dụng rất nhiều. Vì vậy, để tránh nguy cơ trên bạn nên mang theo cục sạc dự phòng cho riêng mình.

Hiện nay, chưa phát hiện trường hợp cụ thể nào gây thiệt hại cho người dùng bởi các "mánh khóe" này. Tuy nhiên, đã có báo cáo về việc xuất hiện cổng sạc lightning "fake" cho iPhone, khiến phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị của người dùng. Hiện tượng này được gọi là “juice jacking”.

Vì sao không nên dùng sạc điện thoại công cộng tại các sân bay, khách sạn? ảnh 2

Bài đăng của FBI Denver trên Twitter.

Trang web của FCC cho biết: “Nếu pin của bạn sắp hết, hãy lưu ý rằng việc cắm thiết bị điện tử của bạn tại các điểm sạc miễn phí, chẳng hạn như cổng sân bay, trong khách sạn và các địa điểm quen thuộc khi đi du lịch, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Bạn có thể trở thành nạn nhân của “juice jacking”, một chiến thuật ăn cắp dữ liệu mới".

Caleb Barlow, Phó chủ tịch X-Force Threat Intelligence tại IBM Security cho biết: "Việc sử dụng cáp sạc USB công cộng giống như việc tìm một chiếc bàn chải đánh răng ven đường và quyết định đưa vào miệng. Bạn không thể biết bàn chải đó đã trải qua những gì, như cổng USB kia. Và hãy nhớ cổng USB tại trạm sạc có thể truyền tải dữ liệu".

Vì sao không nên dùng sạc điện thoại công cộng tại các sân bay, khách sạn? ảnh 6
Theo Trustedreviews
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?