Vòng tròn đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời nước Ý, đây là hiện tượng gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một vòng tròn màu đỏ rất lớn đã xuất hiện trên bầu trời khiến nhiều người dân ở Ý hoảng hốt bảo rằng “giống y như trong các bộ phim về người ngoài Trái Đất”. Còn các nhà khoa học thì nói đây là một hiện tượng hiếm gặp. Đó là hiện tượng gì?

Người dân ở nhiều vùng thuộc miền Trung nước Ý đã rất bất ngờ và lo sợ khi nhìn thấy một vòng tròn bí ẩn xuất hiện trên bầu trời vào vài ngày trước. Vòng tròn này rất lớn, về sau được xác nhận có đường kính ít nhất là 360 km. Nó còn nhấp nháy, trông như một cảnh trong phim khoa học viễn tưởng về đĩa bay của người ngoài Trái Đất vậy. Nhiếp ảnh gia Valter Binotto đã chụp lại được hình ảnh “vòng tròn đáng sợ” này ở thành phố Possagno trước khi nó biến mất cực kỳ nhanh, cũng bất ngờ như khi nó xuất hiện.

Vòng tròn đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời nước Ý, đây là hiện tượng gì? ảnh 1

Vòng tròn đỏ bí ẩn trên bầu trời nước Ý. Ảnh: Valter Binotto.

Cư dân mạng ở Ý lập tức đồn đoán, có người bảo đó là tàu thăm dò của người ngoài Trái Đất, nhưng cũng có người nói đó là vầng hào quang báo hiệu một điều gì đó, chưa biết tốt xấu ra sao.

Những lời đồn đại đó có đúng không?

Câu trả lời là không. Vòng tròn kỳ lạ đó được gọi là sự phát ánh sáng và nhiễu loạn tần số rất thấp (viết tắt là ELVE). ELVE lần này được tạo ra bởi những tia sét dữ dội trong một cơn bão ở gần Ancona, cách Possagno khoảng 285 km về phía Nam. Một trong những tia sét mạnh đến mức nó tạo ra xung điện từ cực mạnh, và vòng tròn đỏ kia "đánh dấu" điểm mà xung điện từ “va” vào tầng điện ly của Trái Đất.

Vòng tròn đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời nước Ý, đây là hiện tượng gì? ảnh 2

Một tia sét cực mạnh đã tạo ra ELVE. Ảnh: Mariana Suarez/ AFP via Getty Images.

Các nhà khoa học xác nhận, một tia sét bình thường mang dòng điện 10 - 30 kiloAmpe, còn tia sét tạo ra vòng tròn đỏ nói trên mạnh gấp khoảng 10 lần bình thường.

Nhưng bão có sét thì nhiều mà tại sao ít khi chúng ta nhìn thấy ELVE? Bởi ELVE thường chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc; nó biến mất rất nhanh nên đa số mọi người sẽ không thấy. Thường thì hình ảnh ELVE chỉ được các vệ tinh bay quanh Trái Đất “bắt” được mà thôi. Năm 1990, ELVE mới được phát hiện nhờ các camera trên các tàu vũ trụ của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ).

Vòng tròn đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời nước Ý, đây là hiện tượng gì? ảnh 3

Vòng tròn đỏ có đường kính rất lớn. Ảnh: Valter Binotto.

Còn nhiếp ảnh gia Valter Binotto có thể được coi là một “người săn ELVE”. Mỗi khi có bão ở khoảng cách thích hợp và thấy bầu trời nơi mình ở quang đãng, không có mây, ông thường theo dõi để cố gắng chụp ảnh hiện tượng kỳ thú này nếu nó xuất hiện.

Vòng tròn đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời nước Ý, đây là hiện tượng gì? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?