3 kiểu lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, làm sao để thoát "bẫy online"?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Có những kiểu lừa đảo trực tuyến mà bạn có thể biết rồi hoặc chưa biết, nay được các chuyên gia an ninh mạng và tài chính dự báo là sẽ trở nên phổ biến nhất trong năm 2024. Đó là những kiểu lừa đảo nào và bạn cần làm gì để tránh bị lừa trên mạng?

Những kẻ lừa đảo trực tuyến ngày càng nghĩ ra nhiều cách thức mới và khó nhận ra. Theo một nghiên cứu từ tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Which?, được chia sẻ với trang This is Money, trong năm 2024 sẽ có 3 kiểu lừa đảo trên mạng mà bạn cần hết sức chú ý và thận trọng.

1. Spear phishing

Trước đây vẫn đã có hình thức lừa đảo phishing (tấn công giả mạo), trong đó tin tặc gửi hàng loạt email, giả vờ là từ các công ty danh tiếng như ngân hàng và các cơ quan Chính phủ, hy vọng một số người sẽ cắn câu.

Nhưng trong năm nay, tin tặc tấn công "chuẩn" hơn, gọi là spear phishing. Bọn họ tìm cách lấy dữ liệu của các nạn nhân rồi dùng những thông tin cá nhân đó để thực hiện những cuộc tấn công có mục đích, thuyết phục nạn nhân rằng bọn họ là một tổ chức có uy tín thực sự.

Khi nhận được email/ tin nhắn hay cuộc gọi có nhiều thông tin đúng về mình, nạn nhân sẽ tin rằng đó không phải là lừa đảo.

3 kiểu lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, làm sao để thoát "bẫy online"? ảnh 1

Spear phishing cũng là gửi email giả mạo nhưng có mục đích và có tính thuyết phục hơn. Ảnh: CMU.

2. Tapjacking

Tin tặc có thể tấn công màn hình điện thoại thông minh của bạn, khiến bạn thực hiện một số hành động không-như-bạn-tưởng trên điện thoại. Hình thức lừa đảo này được thực hiện bằng cách cho hiển thị một lớp phủ trên màn hình điện thoại của bạn, trông như thể là bạn bấm vào được.

Nhưng thực tế, đó chỉ là một hình ảnh để che đi những thứ bên dưới, tức là hình ảnh mà bạn bấm vào chỉ là lớp ngụy trang, ngăn bạn nhìn thấy thứ mà bạn đang thực sự bấm vào.

Ví dụ, khi chơi điện tử, bạn tưởng mình đang bấm một nút trong game, nhưng thực tế, cú bấm màn hình đó lại là bấm nút chuyển tiền hoặc đăng ký một dịch vụ nào đó.

Which? khuyên bạn chỉ nên dùng các ứng dụng từ những nguồn đáng tin cậy như App Store của Apple hoặc Google Play, ngoài ra hãy đọc review trước khi cài đặt.

3 kiểu lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, làm sao để thoát "bẫy online"? ảnh 2

Hình minh họa tapjacking: Người sử dụng tưởng mình bấm vào nút trong game, nhưng thực ra đang ấn vào nút chuyển khoản. Ảnh: Redfox Security.

3. Quishing

Đây là hình thức tấn công mà tin tặc dùng các mã QR để chuyển hướng truy cập của nạn nhân tới những trang đăng nhập giả mạo, nơi bọn họ có thể lấy các thông tin cá nhân hoặc khiến nạn nhân đăng ký những dịch vụ đắt đỏ mà không biết.

Đôi khi những mã QR này được gửi qua email, đôi khi chúng được dán ở những nơi công cộng.

3 kiểu lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, làm sao để thoát "bẫy online"? ảnh 3

Lừa đảo bằng mã QR đang ngày càng phổ biến, bạn nên xem kỹ mã QR trước khi dùng điện thoại để quét. Ảnh: Malwarebytes.

Theo Which?, để tránh bị lừa đảo trực tuyến, bạn không nên tin những cuộc gọi bất ngờ hoặc email lạ. Các tổ chức hay doanh nghiệp có uy tín hiếm khi liên lạc với bạn để hỏi thông tin cá nhân nếu không có lý do chính đáng mà bạn đã được biết trước đó. Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ các địa chỉ trang web trước khi bấm vào để đảm bảo đó là địa chỉ đúng. Và nếu nghi ngờ mình đã mắc lừa, bạn cần báo ngay cho cơ quan chức năng và liên hệ với ngân hàng càng sớm càng tốt nếu sợ tin tặc dùng các thông tin của mình để lấy tiền ở ngân hàng.

3 kiểu lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, làm sao để thoát "bẫy online"? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
HHT - Liên quan đến vụ tài xế taxi “chặt chém” gia đình một bé gái 13 tuổi từ Lào Cai khi xuống Hà Nội chữa bệnh đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận bé gái hiện đang được điều trị hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh viện và các nhà hảo tâm.

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.