Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vì "Gladiator II" có bối cảnh hùng tráng và mang cốt truyện liên hệ mật thiết với phần đầu tiên, bạn nên "bỏ túi" ngay những thông tin sau để tránh bỏ lỡ các tình tiết quan trọng trong phim nhé!

Bối cảnh lịch sử

Gladiator (2000) và Gladiator II (2024) đều lấy bối cảnh La Mã cổ đại, phần một bắt đầu bằng giai đoạn cuối kỳ trị vì của Hoàng đế Marcus Aurelius và khép lại với cái chết của vua Commodus, phần tiếp theo kể về các sự kiện diễn ra vào mười sáu năm sau đó.

Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2 ảnh 1

Những diễn biến trong phim có sự pha trộn giữa lịch sử và một số tình tiết hư cấu để phù hợp với mục đích kể chuyện.

Các trận đấu trong Đấu trường La Mã (Colosseum) là sự kiện có thật, nơi các đấu sĩ chiến đấu để mua vui cho công chúng và giới quý tộc. Phim mô tả chính xác quy mô và sự tàn bạo của những trận đấu này, mặc dù có sự phóng đại để tăng phần kịch tính.

Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2 ảnh 2

Tàn tích của Đấu trường La Mã ở Rome (Ý). Ảnh: Getty Images

Bốn hình thức phổ biến nhất được tổ chức trong đấu trường gồm trận đấu của các kiếm sĩ (gladiator), trò chơi săn thú (venationes) - nơi động vật hoang dã từ khắp nơi trong đế chế bị săn đuổi hoặc đấu với nhau, các màn tái hiện hải chiến (naumachiae) thông qua việc đổ ngập nước một phần đấu trường và các buổi hành hình công khai (damnatio ad bestias).

Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2 ảnh 3

Một cảnh tái hiện hải chiến trên đấu trường trong "Gladiator II".

Ai là những "võ sĩ giác đấu"?

Võ sĩ giác đấu hay đấu sĩ La Mã (gladiator) có thể là nô lệ, tù binh chiến tranh bị ép buộc chiến đấu hoặc tội phạm, những người đang dính khoản vay lớn chọn làm đấu sĩ để trả nợ hoặc chuộc mạng. Ngoài ra cũng có một số người thuộc tầng lớp thấp tình nguyện tham gia đấu trường, hy vọng đổi lấy danh tiếng hoặc tiền bạc​.

Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2 ảnh 4
Cảnh chiến đấu của Pedro Pascal (trái) và Paul Mescal với tư cách là võ sĩ giác đấu trên phim. Ảnh: Paramount Pictures

Mặc dù không giữ vai trò trực tiếp trong hệ thống cầm quyền, các đấu sĩ là biểu tượng của lòng can đảm và sức mạnh, thường có ảnh hưởng lớn đến công chúng và được dùng nhiều trong các ván cờ chính trị, điều này đều được thể hiện rõ trong hai phần phim Gladiator.

Nội dung phần đầu

Gladiator ra mắt năm 2000, kể câu chuyện về Maximus (Russell Crowe) - một tướng quân người Hispania (hiện thuộc Tây Ban Nha). Với tính cách chính trực, quả cảm, anh được hoàng đế Marcus Aurelius yêu mến như con và xem xét truyền ngôi.

Tuy nhiên, với lòng đố kỵ, con trai của Marcus Aurelius là bạo chúa Commodus (Joaquin Phoenix) ra lệnh xử tử Maximus và cả vợ con anh. Dù may mắn trốn thoát, Maximus bị bắt làm nô lệ và buộc phải chiến đấu tại đấu trường.

Nửa sau của bộ phim là hành trình nhân vật chính tìm cách đối đầu với Commodus, nhằm lật đổ áp bức. Cuối phim, Maximus chết vì vết thương nặng sau khi chiến đấu với nhân vật phản diện.

Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2 ảnh 5

Tạo hình của Russell Crowe (phải) và Joaquin Phoenix trong "Gladiator". Ảnh: DreamWorks

Nhân vật chính trong phần hai là Lucius Verus do Paul Mescal thủ vai, người có mối liên hệ mật thiết với Maximus và công chúa Lucilla (Connie Nielsen). Gladiator II cũng có nhiều chi tiết, đoạn thoại nhắc về Maximus và hoàng đế Marcus Aurelius như lời tri ân lẫn làm rõ tinh thần nối dài lý tưởng của hai người.

Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2 ảnh 6

Nữ diễn viên Connie Nielsen trở lại với vai diễn công chúa Lucilla sau hơn 20 năm.

Gladiator được đánh giá là dự án kinh điển của thể loại hành động lịch sử cổ trang. Phim từng giành năm tượng vàng trong số 12 đề cử Oscar 2001, gồm giải Phim hay nhất. Theo NY Times, tác phẩm tạo "hiệu ứng Gladiator" tại Hollywood những năm 2000, truyền cảm hứng cho các bộ phim về sau như Troy (2004), King Arthur (2004), Alexander (2004) hay Kingdom of Heaven (2005).

Cẩm nang chống "lạc trôi" nên biết trước khi thưởng thức Võ Sĩ Giác Đấu 2 ảnh 10
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình nữ chính "Bí Kíp Luyện Rồng" bản live-action sai lệch với nguyên tác

Ngoại hình nữ chính "Bí Kíp Luyện Rồng" bản live-action sai lệch với nguyên tác

HHT - Tạo hình của nhân vật Astrid Hofferson trong "How to Train Your Dragon" bản live-action đã gây nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng người hâm mộ. Một số cho rằng ngoại hình và sắc tộc của nữ diễn viên Nico Parker không khớp với Astrid trong hoạt hình gốc, nơi cô được mô tả là một chiến binh Viking với nét đặc trưng của người châu Âu.