Chúng ta đang trải qua những ngày nóng nhất trong hơn 120.000 năm trên Trái Đất

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Không chỉ ngày 3/7 được xác nhận là ngày nóng nhất trong lịch sử thế giới, mà Trái Đất còn đang trải qua một giai đoạn nóng nhất trong 120.000 năm qua. Cái nóng bức bối đang phủ khắp nhiều nước ở nhiều châu lục chứ không riêng khu vực nào.

Đúng một tuần trước, vào ngày 3/7, thế giới đã có ngày nóng nhất trong lịch sử, tính theo nhiệt độ trung bình toàn cầu. Nhưng đúng như dự đoán, những ngày sau đó còn nóng hơn. Thực tế là sau đó nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng và Trái Đất tiếp tục phá vỡ kỷ lục vào thứ Ba và thứ Năm (ngày 4 và 6/7, với nhiệt độ toàn cầu đạt 17,23oC vào ngày 6/7), tạo nên chuỗi 4 ngày nóng nhất trong lịch sử, theo nền tảng phân tích khí hậu của ĐH Maine (Mỹ).

Trong tuần qua, thời tiết ở nhiều nơi đã nóng đến mức nguy hiểm, như Tỉnh Hình (Trung Quốc) có nhiệt độ 43,4oC, Adrar (Algeria) có nhiệt độ cả ngày lẫn đêm không hề xuống dưới 39,6oC…, theo AP.

Chúng ta đang trải qua những ngày nóng nhất trong hơn 120.000 năm trên Trái Đất ảnh 1

Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã lên cao nhất vào ngày 6/7/2023 và có xu hướng tiếp tục tăng. Ảnh: CNN.

Trang The Hill khẳng định, chúng ta đang trải qua một giai đoạn nóng nhất trong hơn 120.000 năm qua, và đây mới chỉ là khởi đầu thôi, lý do là vì El Nino cũng chỉ mới bắt đầu. Khi El Nino mạnh dần lên và làm tăng thêm nhiệt độ của Trái Đất, thì mùa Hè năm nay sẽ còn tiếp tục lập những kỷ lục không-đáng-mừng nữa.

Dựa trên những dữ liệu đó, khả năng lớn năm 2023 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử, theo trang CNN.

Tháng trước, nhiệt độ bề mặt đại dương cũng đã cao kỷ lục. Nhiều khu vực ở Bắc Đại Tây Dương đã nóng “chưa từng có tiền lệ”, cụ thể là nóng hơn đến 5oC so với bình thường. Ở Nam Cực, lượng băng đã giảm xuống mức kỷ lục, một phần lý do chính là vì nhiệt độ nước tăng lên.

Chúng ta đang trải qua những ngày nóng nhất trong hơn 120.000 năm trên Trái Đất ảnh 2

Có người còn phải dán những miếng dán mát lên trán và cổ khi ra phố ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Tingshu Wang/ Reuters.

Thế giới “đang bước vào một giai đoạn chưa từng có,” - Carlo Buontempo, giám đốc trung tâm Copernicus theo dõi môi trường Trái Đất, nói với trang CNN - “chúng tôi chưa từng thấy bất kỳ điều gì như thế này trong cả đời mình”.

Chúng ta đang trải qua những ngày nóng nhất trong hơn 120.000 năm trên Trái Đất ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?
Cách thức ủng hộ đồng bào hứng chịu đợt mưa lũ lịch sử, các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì?
HHT - Hiện việc tìm kiếm người mất tích do đợt mưa lũ lịch sử vẫn đang được các lực lượng nỗ lực thực hiện, cùng với đó là các hoạt động khắc phục hậu quả. Nước lũ rút đến đâu, việc dọn dẹp và tính toán thiệt hại được thực hiện tới đó và rất cần những sự hỗ trợ của toàn thể cộng đồng, xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?