“Con cá thảm họa” xuất hiện đã dự báo đúng về trận siêu bão gần nhất ở Nhật Bản, lý do là gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một con cá cực lớn, được gọi là “con cá thảm họa”, đã xuất hiện và bị các ngư dân ở Chile bắt được. Vậy tại sao một con cá được bắt ở Chile lại có thể dự báo về trận siêu bão mới đây ở Nhật Bản? Mà đó là một trong những cơn bão lớn nhất từng được ghi nhận.

Rất nhiều người tin rằng con cá dài gần 5 mét mà các cư dân bắt được đã dự báo chính xác về thảm họa thiên nhiên ở Nhật Bản. Thật vậy, Nhật Bản mới phải hứng chịu một trong những cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay.

Sau khi bị các ngư dân ở thành phố Arica (Chile) bắt được, con cá mái chèo này đã thu hút rất nhiều sự chú ý, bởi cá mái chèo luôn được cho là báo hiệu thảm họa sắp tới.

Tại Nhật Bản, từ lâu người ta đã coi cá mái chèo là điềm xấu, là dấu hiệu của các vấn đề về địa lý. Lý do là vì con cá này sống rất sâu dưới biển, ở độ sâu khoảng 1.000 mét, và nó được cho là chỉ nổi lên mặt nước khi các mảng kiến tạo (một phần của lớp vỏ Trái Đất) bắt đầu dịch chuyển, theo National Geographic.

Mặc dù lý thuyết nói trên chưa được cộng đồng khoa học xác nhận hay phủ nhận, nhưng đã có nhiều bằng chứng là nó rất đúng.

“Con cá thảm họa” xuất hiện đã dự báo đúng về trận siêu bão gần nhất ở Nhật Bản, lý do là gì? ảnh 1

Con cá mái chèo khổng lồ do ngư dân Chile bắt được. Ảnh: URA TV.

Vậy tại sao con cá xuất hiện ở Chile lại dự báo bão ở Nhật Bản?

Chile có vị trí địa lý rất độc đáo, nằm trên 3 ranh giới mảng kiến tạo. Dù cách nhau 15.000km, nhưng Chile và Nhật có liên quan đến nhau bởi các mảng kiến tạo bên dưới hai đất nước. Do vậy, con cá xuất hiện ở Chile đã báo trước về sự dịch chuyển của những mảng kiến tạo, và sự dịch chuyển này là điều gây ra cơn bão số 14 (bão Nanmadol) ở Nhật.

Hơn 9 triệu người Nhật đã phải sơ tán khỏi nhà để tránh siêu bão cực lớn vừa qua. Cơn bão có sức tàn phá rất kinh khủng, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, phá hủy cơ sở vật chất, gây ngập lụt và chắc chắn là để lại nhiều nỗi ám ảnh cho những người phải trải qua thời điểm bão đến.

“Con cá thảm họa” xuất hiện đã dự báo đúng về trận siêu bão gần nhất ở Nhật Bản, lý do là gì? ảnh 2

Sóng lớn ập vào bờ biển ở Kochi khi bão Nanmadol đổ bộ vào phía Tây Nam Nhật Bản. Ảnh: AP.

Các nhà khoa học cho rằng, ngày càng có nhiều thiên tai là do hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Đó cũng là một lý do mà cá mái chèo hay nổi lên hơn, và dự báo nhiều thảm họa, thiên tai hơn.

“Con cá thảm họa” xuất hiện đã dự báo đúng về trận siêu bão gần nhất ở Nhật Bản, lý do là gì? ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?
HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?
Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

Trùng hợp lạ giữa bão số 3 (Yagi) với một cơn bão đổ bộ nước ta đúng 10 năm trước

HHT - Cơn bão số 3 (bão Yagi) được dự báo sẽ đổ bộ miền Bắc nước ta vào cuối tuần này, lúc đó là bão rất mạnh. Có một điều trùng hợp kỳ lạ là đúng 10 năm trước, có một cơn bão đổ bộ miền Bắc nước ta cũng vào tháng 9 Dương lịch với đường đi khá giống bão Yagi. 2 cơn bão này còn có những điểm giống nhau đáng ngạc nhiên nữa.