Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Siêu bão Noru (ở Philippines có tên là Karding) đã đổ bộ Philippines và hàng nghìn người dân đã phải sơ tán. Có một đặc điểm lạ thường của bão Noru khi vào Philippines khiến các nhà khí tượng học cũng phải ngạc nhiên.

Siêu bão Noru (gọi là Karding ở Philippines, hay bão số 4 ở Việt Nam) khi đổ bộ Phippines đã được miêu tả bằng từ “bùng nổ” (explosive).

Từ hôm qua (25/9), các đội ngũ phản ứng khẩn cấp của Philippines đều trong trạng thái sẵn sàng khi siêu bão Noru mạnh lên nhanh chóng và đổ bộ vào bờ biển phía Đông của thủ đô Manila, rồi tiếp tục đi sâu vào đất liền.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 1

Các nhân viên cứu hộ kiểm tra những người dân sống ở ven biển khi siêu bão Noru đến gần Manila (Philippines) vào hôm qua. Ảnh: Aaron Favila/ AP.

Các chuyên gia khí tượng ở Philippines cảnh báo rằng, bão Noru có tiềm năng là “mối đe dọa cực độ” đối với đời sống và tài sản của con người. Họ thông báo, cơn bão này đã “đạt đến mức siêu bão sau một khoảng thời gian mạnh lên có tính bùng nổ”. Sức gió cực đại của Noru ít nhất là 241km/ giờ.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 2

Trời đất mù mịt, mất điện ở nhiều nơi tại Philippines. Ảnh: Aaron Favila/ AP.

Điều khiến các nhà khí tượng học ngạc nhiên về siêu bão Noru là khi đến Philippines, sức gió cực đại của Noru đã tăng từ 97km/ giờ lên 257km/ giờ chỉ trong 24 giờ và “chuyển mình” từ một cơn bão thành siêu bão cấp 5. Sự “nhảy vọt” “chưa từng có tiền lệ” này là mức tăng cường độ nhanh nhất của bão trong 24 giờ mà từng được ghi lại ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Các nhà khoa học cho rằng, sự biến đổi khí hậu - do con người gây ra - là lý do dẫn đến việc bão có tiềm năng mạnh lên nhanh đến thế này.

Đây là một đoạn video được quay trong bão Noru tại Quezon (Philippines):

Nguồn: Ben Noll/ Twitter.

Người dân ở các vùng ven biển Philippines đã bắt đầu phải sơ tán trong cuối tuần vừa rồi. Các trường công tạm thời đóng cửa, các cơ quan Chính phủ mà không làm công việc khẩn cấp cũng tạm nghỉ để mọi người không phải ra đường. Ngoài mưa to gió lớn, sóng ở nhiều vùng ven biển được cho là cao đến 3 mét, rất nguy hiểm.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 3

Dự báo đường đi của bão Noru (giờ ghi trên hình là giờ chuẩn Greenwich (GMT), giờ Việt Nam là GMT+7). Ảnh: The Guardian.

Sau khi rời Philippines, Noru được dự báo sẽ lấy lại sức mạnh vào đầu tuần này rồi đổ bộ vào miền Trung Việt Nam.

Điểm lạ thường cực kỳ hiếm có của siêu bão Noru (bão số 4) khi đổ bộ vào Philippines ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Chủ động, bám sát hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Chủ động, bám sát hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
HHT - Anh Bùi Quang Huy - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn yêu cầu trong tháng 9, các ban, đơn vị của T.Ư Đoàn cần tăng tốc và có phương pháp khoa học để thực hiện các nội dung, hoạt động trong đó có nhiều hoạt động quy mô, quan trọng. Trong đó, các ban đơn vị chủ động, bám sát tình hình để triển khai các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3.

Có thể bạn quan tâm

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?
Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?