Nhiều xoáy ốc xanh bí ẩn xuất hiện trên bầu trời New Zealand gây lo lắng, sự thật là gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Khi nhìn thấy những xoáy ốc màu xanh kỳ lạ xuất hiện trêu bầu trời, nhiều người dân ở New Zealand đã rất lo lắng vì họ chưa từng thấy thứ gì như thế. Vậy xoáy ốc xanh này là hiện tượng gì?

Một số xoáy ốc xanh “thực sự kỳ lạ” đã xuất hiện rải rác trên bầu trời ở New Zealand trong vài ngày qua, khiến người dân địa phương không khỏi bồn chồn. Họ không biết đây là một hiện tượng thiên văn học, hay một dấu hiệu gì của thời tiết.

Thậm chí, có những xoáy ốc dường như không đứng yên mà chuyển động. Vị trí và sự dịch chuyển của chúng cũng có vẻ rất ngẫu nhiên, không theo quy luật nào.

Nhiều xoáy ốc xanh bí ẩn xuất hiện trên bầu trời New Zealand gây lo lắng, sự thật là gì? ảnh 1

Xoáy ốc trên bầu trời New Zealand khiến rất nhiều người tò mò hoặc lo lắng. Ảnh: Clare Rehill.

Trong vài ngày, mọi người ở New Zealand đã đưa ra nhiều lời đồn đoán, nào là tín hiệu của người ngoài hành tinh, nào là “cổng Thiên Đường”, thậm chí có những người cho rằng có lẽ những chuyện kỳ ảo như trong phim Star Trek đang trở thành hiện thực.

Một người dân nói với trang Stuff: “Xoáy ốc đó là thứ lạ lùng nhất mà tôi từng thấy. Nó dịch chuyển chậm trên bầu trời đêm. Trông nó như một hành tinh hoặc một ngôi sao. Trong vòng 10 phút, nó đi ngang qua được nửa bầu trời và cái xoáy ốc đã to lên gấp 3 lần. Nó không chớp nháy gì cả”.

Nhiều xoáy ốc xanh bí ẩn xuất hiện trên bầu trời New Zealand gây lo lắng, sự thật là gì? ảnh 2

Xoáy ốc vừa dịch chuyển vừa lớn dần, không ai hiểu nó là hiện tượng gì. Ảnh: Alasdair Burns.

Nhưng sau vài ngày thì có vẻ đã có lời giải đáp cho những xoáy ốc này: Chúng được cho là rác vũ trụ của con người, hay cụ thể hơn là do một tên lửa.

Theo trang Mail Online, tên lửa đó thuộc công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

Phía SpaceX cũng cho biết, trong cuối tuần vừa rồi, họ đã đưa vệ tinh truyền thông GlobalStar lên quỹ đạo, thực hiện chuyến bay thứ ba bằng tên lửa Falcon 9 trong vòng 36 tiếng. Đây là chuỗi 3 chuyến bay liên tiếp nhanh nhất được thực hiện bởi bất kỳ công ty thương mại nào trong lịch sử.

Nhiều xoáy ốc xanh bí ẩn xuất hiện trên bầu trời New Zealand gây lo lắng, sự thật là gì? ảnh 3

Hóa ra công ty SpaceX đã phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Spaceflight Now.

Khi tên lửa giải phóng nhiên liệu, mọi người ở dưới mặt đất có thể nhìn thấy những xoáy ốc trên bầu trời, đó thực ra là các vệt hơi được phản xạ bởi Mặt Trời, tạo nên hiệu ứng hình xoáy ốc màu xanh. Theo Hiệp hội Thiên văn New Plymouth (New Zealand) thì đó là lời giải thích hợp lý nhất cho những xoáy ốc nói trên.

Nhiều xoáy ốc xanh bí ẩn xuất hiện trên bầu trời New Zealand gây lo lắng, sự thật là gì? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?